Thứ năm, 21/11/2024, 18:34:15 PM (GMT+7)

Chống rác thải nhựa: Vai trò của truyền thông, trách nhiệm nhà quản lý và sự đồng hành của doanh nghiệp

(09:10:12 AM 24/06/2019)
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/6 tại Hà Nội, Báo Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam-Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Nhà báo với Môi trường và biển đảo 2019. Thứ trưởng Nguyễn Công Thành đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Diễn đàn Nhà báo với Môi trường và Biển đảo lần thứ III - 2019 với chủ đề: “Chống rác thải nhựa: trách nhiệm quản lý - truyền thông - doanh nghiệp” và Diễn đàn cũng là nơi nhà quản lý - nhà báo - doanh nghiệp cùng chia sẻ thông tin, chính sách và kinh nghiệm trong lĩnh vực rác thải nhựa, rác thải đại dương nhằm đạt đến tiếng nói chung để giảm thiểu tối đa rác thải nhựa ra môi trường nói chung và đại dương nói riêng.

 

Chống[-]rác[-]thải[-]nhựa:[-]Vai[-]trò[-]của[-]truyền[-]thông,[-]trách[-]nhiệm[-]nhà[-]quản[-]lý[-]và[-]sự[-]đồng[-]hành[-]của[-]doanh[-]nghiệp

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu

 

Tại Diễn đàn Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho biết, với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước thống nhất về bảo vệ môi trường, biển và hải đảo; trước thực trạng rác thải nhựa trên đất liền và đại dương đang là thách thức lớn đối với Việt Nam; suốt từ đầu năm 2018 đến nay, Bộ TN&MT đã phát động nhiều phong trào chống rác thải nhựa nhằm từng bước thay đổi thói quen sinh hoạt, tiêu dùng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, giải quyết ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, hướng tới một Việt Nam trong lành, phát triển bền vững.  Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là đơn vị trực tiếp thực hiện xây dựng Kế hoạch) và Bộ đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch vào ngày 17/6/2019.
 
Việt Nam có nguy cơ và phải chịu ảnh hưởng lớn từ rác thải nhựa. Nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời để hạn chế, khắc phục tình trạng này thì hậu quả sẽ khó lường. Việt Nam mỗi năm phát thải khoảng 25 triệu tấn rác thải sinh hoạt/năm, trong đó rác thải nhựa khoảng 2 triệu tấn/năm. Việc người dân với thói quen sử dụng túi ni lông để dùng trong sinh hoạt cùng thu góp rác, phân loại và thu hồi rác thải nhựa hiện nay chưa cao, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Rác thải hiện chủ yếu được tập trung, xử lý tại các bãi rác và một phần trôi nổi ra biển.
 
Việt Nam được xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới. Mỗi ngày, cả nước có hàng triệu túi ni lông được thải ra môi trường. Theo số liệu từ Vụ Quản lý chất thải (Bộ TN&MT), Việt Nam là 1 trong 5 nước đổ rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất thế giới. Vì mục tiêu bảo vệ môi trường, cần sự chung sức, kiên trì của nhà nước, doanh nghiệp, người dân và sự đồng hành của báo chí.
 
Theo ông Vũ Sĩ Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: để thực hiện mục tiêu hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Kế hoạch đã đề xuất 7 nhiệm vụ là: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý rác thải nhựa đại dương; Ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương từ đất liền; Ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương từ nguồn thải trên biển; Tăng cường xã hội hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động làm sạch, thu gom rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về rác thải nhựa đại dương; và Tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý rác thải nhựa đại dương.
 
Ngoài những giải pháp mang tính chiến lược của Chính phủ, Bộ TN&MT, thì việc tuyên truyền phong trào chống rác thải nhựa tới toàn xã hội. Trong đó, tập trung vào doanh nghiệp và hộ gia đình để họ chủ động giảm rác thải nhựa trong sản xuất kinh doanh và đời sống và đưa nội dung tuyên truyền rác thải vào các trường học, khu dân cư. Tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa trên các phương tiện thông tin đại chúng được các nhà quản lý, nhà báo và doanh nghiệp đồng tình và nhất trí cao.
 
Chống[-]rác[-]thải[-]nhựa:[-]Vai[-]trò[-]của[-]truyền[-]thông,[-]trách[-]nhiệm[-]nhà[-]quản[-]lý[-]và[-]sự[-]đồng[-]hành[-]của[-]doanh[-]nghiệp
Quang cảnh hội thảo
 
Đại diện giới truyền thông, Nhà báo Hà Hồng, Trưởng ban Bạn đọc Báo Nhân dân cho rằng cần phát động cuộc thi về chống rác thải nhựa. Để tăng công tác tuyên truyền, thông tin xung quanh, Bộ TN&MT nên công bố thông tin địa điểm việc kiểm tra, giám sát về rác thải nhựa, nhất là các sáng kiến, mô hình hay về xử lý rác thải để phóng viên tác nghiệp.
 
Ngoài các ý kiến về chuyên môn,  ông Nguyễn Đình Trọng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam kiến nghị cần có sự đồng bộ từ chính sách nhà nước, công tác tuyên truyền, nhất là sự kiên trì, trách nhiệm, đồng hành của tất cả mọi người trong việc bảo vệ môi trường.
 
Kết thúc diễn đàn, Bà Lý Thị Hồng Điệp, Phó Tổng biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường mong muốn: “Công tác tuyên truyền chống rác thải nhựa hiện nay vừa quan trọng vừa nhạy cảm nên Báo Tài nguyên và Môi trường muốn tổ chức diễn đàn Nhà báo với Môi trường và biển đảo thường niên để có mối tương tác sâu rộng hơn giữa các cơ quan báo chí trong nhiệm vụ chống rác thải nhựa. bà kêu gọi và hi vọng các cơ quan báo chí, truyền thông giúp thay đổi hành vi của người dân, đồng thời tiếp tục đồng hành với Báo Tài nguyên và Môi trường trong các diễn đàn tiếp theo với nội dung sâu sắc hơn và có nhiều hành động hơn nữa và thực tế.
HỒNG MINH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chống rác thải nhựa: Vai trò của truyền thông, trách nhiệm nhà quản lý và sự đồng hành của doanh nghiệp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI