Thông tin môi trường
Bàn tròn thảo luận về tê giác
(19:55:25 PM 27/08/2014)Cuộc thảo luận nhằm trao đổi thông tin và quan điểm về tình trạng tàn sát tê giác đang ngày càng nghiêm trọng và kêu gọi sự ủng hộ của giới truyền thông báo chí cho chiến dịch quốc tế “Chấm dứt sử dụng sừng tê”, với sự có mặt của giáo sư – bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, nhạc sĩ Dương Thụ cũng như một số Đại sứ thiện chí như nhạc sĩ - ca sĩ Thanh Bùi, diễn viên Hồng Ánh.
Diễn viễn Hồng Ánh ủng hộ truyền thông đến đối tượng trực tiếp sử dụng sừng tê - Ảnh: Anh Nguyễn
Chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” thuộc chương trình “Không có người mua, không còn kẻ giết” được phối hợp thực hiện bởi Tổ chức WildAid (Cứu trợ Hoang dã), African Wildlife Foundation (Quỹ Hoang dã Phi Châu) và Trung tâm CHANGE. Chiến lược của chương trình này là tăng cường nhận thức về vấn đề sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã của người dân thông qua truyền thông. Kể từ khi chiến dịch được công bố vào tháng Ba năm nay tại Hà Nội, các đối tác như đài truyền hình, đài phát thanh, báo giấy, báo điện tử, tạp chí và các đơn vị truyền thông khác trong nước đã cam kết hỗ trợ chiến dịch, đóng góp gần 65 tỷ đồng*, thông qua hình thức hỗ trợ đăng tải miễn phí các thông điệp truyền hình và quảng cáo in có sự xuất hiện của các Đại sứ thiện chí nổi tiếng kêu gọi công chúng thay đổi niềm tin và hành vi để bảo vệ loài tê giác đang trong tình trạng nguy cấp.
Hiện nay, nạn săn bắn trái phép tê giác đã tăng kỷ lục với 1.004 cá thể bị giết để lấy sừng được ghi nhận tại Nam Phi trong năm 2013. Báo cáo mới nhất của Bộ Môi trường Nam Phi cho biết đến hết ngày 26 tháng Tám năm 2014 đã có ít nhất 668 cá thể tê giác bị giết hại, một sự tương phản quá lớn so với con số 13 cá thể bị giết trong cả năm 2007. Việc săn bắn tê giác bất hợp pháp tại Nam Phi đã có sự nhúng tay của các băng nhóm tội phạm Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam được coi là hai thị trường tiêu thụ sừng tê lớn nhất trên thế giới.
Bà Hoàng Thị Minh Hồng, giám đốc trung tâm CHANGE, chia sẻ :“Một thử thách đối với chúng tôi, là người tiêu dùng Việt Nam thường hay tin vào những lời đồn thổi, những thông tin ngoài lề, hơn là vào chứng cứ khoa học. Bộ y tế đã khẳng định: Sừng tê không phải là một thần dược có thể chữa các bệnh nan y. Nếu như mọi người không quan tâm đến việc mình đang đẩy một loài vật quý báu của thiên nhiên hoang dã đến nguy cơ tuyệt chủng, thì mọi người cũng nên biết rằng mình đang mất rất nhiều tiền vào một thứ vô bổ”.
Tại buổi thảo luận thân mật này, giới báo chí TP Hồ Chí Minh cũng được trò chuyện với Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung Thư Việt Nam về tác dụng thật sự của sừng tê giác trong việc chữa ung thư cũng như niềm tin mù quáng của người Việt trong việc sử dụng nó như một thần dược. “Kinh nghiệm trong nhiều năm điều trị ung thư, tôi chưa thấy một trường hợp bệnh nhân nào khi phát hiện bị ung thư sử dụng sừng tê mà khỏi bệnh” Bác sĩ Chấn Hùng khẳng định.
Có bao nhiêu con tê giác bị giết mỗi năm?
2014 – Tính đến tháng 8/2014, 658 tê giác đã bị giết hại .
2013 – chỉ tính riêng ở Nam Phi, đã có khoảng 1004 con tê giác bị giết. Tăng 100% so với 448 con bị giết vào năm 2011.
2012 – khoảng 668 con bị giết ở Nam Phi; tăng 5,000% so với 13 con bị giết vào năm 2007.
Khoảng 3 con tê giác bị giết mỗi ngày.
Trong số 1004 con bị giết năm 2013, có 606 con bị giết trộm ở Công viên Quốc gia Kruger, 114 con ở Limpopo, 92 con ở Mpumalanga, 87 con ở Tây Bắc, và 85 con ở KwaZulu-Natal.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.