Xuất hiện thêm siêu bão Haima, nguy cơ bão chồng bão
(07:47:18 AM 18/10/2016)(Tin Môi Trường) - Trong khi bão số 7 (bão Sarika) có cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đang tiến vào Vịnh Bắc Bộ thì trên biển lại đang hình thành một siêu bão mới dự kiến còn mạnh hơn, có tên quốc tế là Haima.
>> Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"? >> Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
Ảnh mây vệ tinh ngày 17-10 - Nguồn: TTDBKTTV
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết hiện ngoài khơi Thái Bình Dương đang có một siêu bão tên Haima hoạt động.
Ngay sau khi bão số 7 - Sarika đổ bộ, Biển Đông sẽ có nguy cơ hứng chịu bão Haima với sức gió mạnh hơn nữa, có thể đạt mức siêu bão. Cơn bão này hiện đang hoạt động ngoài khơi Philippines.
Ông Vũ Anh Tuấn - trưởng phòng dự báo hạn ngắn thuộc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương nhận định siêu bão Haima có khả năng sẽ đổ bộ vào phía bắc đảo Luzon (Philipines) và di chuyển lên phía bắc hướng về Hồng Kông (Trung Quốc).
Trong khi đó, đến 4 giờ ngày 18-10, vị trí tâm bão số 7 - Sarika ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 16.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương dự báo trong khoảng 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.
Đến 16 giờ ngày 18-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên đất liền phía tây đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Từ đêm 17-10, ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-10, giật cấp 11-12; sóng biển cao 2-4m, biển động rất mạnh.
Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): phía Bắc Vĩ tuyến 150N và từ Kinh tuyến 108,00E đến Kinh tuyến 115,00E. Vùng gió mạnh từ cấp 8 trở lên phía Bắc Vĩ tuyến 160N và phía Đông Kinh tuyến 108,50E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 16 giờ ngày 19-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 14-15.
Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 14-15; sóng biển cao từ 3-5m, biển động dữ dội.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.
Theo ông Vũ Anh Tuấn, khả năng bão số 7 sau khi qua khu vực đảo Hải Nam sẽ suy yếu vài cấp trước khi vào đất liền các tỉnh đông Bắc bộ, trọng tâm là tỉnh Quảng Ninh vào khoảng ngày 19-10.
“Giữa hai cơn bão Haima và Sarika có một sự tương tác nhất định nên diễn biến vẫn còn có thể thay đổi nên cần tiếp tục theo dõi sát sao”, ông Tuấn khuyến nghi."
Tin Môi Trường
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
- Năm 2023 nóng nhất lịch sử nhưng năm 2024 sẽ nóng hơn
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).