»

Thứ năm, 31/10/2024, 14:28:26 PM (GMT+7)

Vì sao TP.HCM nắng nóng diện rộng?

(16:17:44 PM 04/03/2021)
(Tin Môi Trường) - Do áp cao cận nhiệt đới hoạt động trên các tầng cùng với tác động của áp thấp nóng ở tiểu lục địa Ấn Độ khiến TP.HCM và các tỉnh, thành Nam Bộ xuất hiện nắng nóng.

Ông Lê Đình Quyết, Phó phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết mọi năm, từ giữa cuối tháng 2, Nam Bộ bắt đầu xuất hiện nắng nóng ở một số nơi tại miền Đông. Tuy nhiên, năm nay, sang đầu tháng 3, Đông Nam Bộ mới có nắng nóng.

 
Khu vực này có nơi ghi nhận nhiệt độ cao nhất là 35,5 độ C như ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước (ngày 2-3/3); Tây Ninh 35,8 độ C (ngày 28/2); TP Biên Hòa (Đồng Nai) ghi nhận 35,9 độ C vào đầu tháng 2. Riêng TP.HCM lên đến 35-36 độ C.
 
Lý giải hiện tượng này, ông Quyết cho biết do hệ thống áp cao cận nhiệt đới hoạt động trên các tầng cùng với tác động của áp thấp nóng ở tiểu lục địa Ấn Độ khiến nắng nóng xuất hiện diện rộng tại Nam Bộ.
 
Vì[-]sao[-]TP.HCM[-]nắng[-]nóng[-]diện[-]rộng?
Cùng với nắng nóng, tia UV tại TP.HCM cũng ở mức cực đại từ 9-10. Ảnh: Duy Anh.
 
Ông Quyết cho hay vào đầu tháng 3, nắng nóng chưa thực sự gay gắt. Tuy nhiên, nhiệt độ cảm nhận thực tế có thể lên đến 37-38 độ C, cao hơn nhiệt độ quan trắc 1-2 độ C. Bên cạnh đó, chênh lệch nhiệt giữa ngày và đêm khá cao nên người dân dễ mắc bệnh về hô hấp, say nắng.
 
Chuyên gia khuyến cáo người dân hạn chế ra đường giữa trưa. Trong trường hợp phải đi ra ngoài, người dân cần che chắn để tự bảo vệ như dùng kem chống nắng, mặc trang phục dày, đeo kính râm...
 
Những ngày tới, cơ quan khí tượng dự báo vị trí trục của áp cao cận nhiệt đới ngang qua các tỉnh Nam Trung Bộ nhưng hoàn lưu bao trùm Nam Bộ và hoạt động mạnh. Do đó, ngày 5-8/3, khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ có thể xuất hiện nắng nóng diện rộng với nền nhiệt 35-36 độ C.
 
Khu vực Nam Bộ nắng mạnh và nắng nóng có xu hướng mở rộng hơn, đặc biệt là ở miền Đông và TP.HCM, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 36 độ C.
 
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, thượng nguồn sông Mekong và khu vực Nam Bộ tiếp tục phổ biến hình thái thời tiết không mưa, ngày nắng nhiều, nên tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể gia tăng từ nay đến 10/3.
 
Theo đó, những ngày đầu tháng 3, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu lên theo triều, sau đó rút dần. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,45 m; tại Châu Đốc là 1,6 m, cao hơn cùng kỳ từ 0,15 đến 0,25 m.
(T.H)
Từ khóa liên quan: Vì sao, TP.HCM, nắng nóng, diện rộng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao TP.HCM nắng nóng diện rộng?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI