»

Thứ ba, 21/01/2025, 10:58:10 AM (GMT+7)

Tháng 6/2012: Chiêm ngưỡng nguyệt thực một phần và Sao Kim đi qua mặt trời

(16:39:58 PM 28/05/2012)
(Tin Môi Trường) - Ngày 28/5, ông Nguyễn Đức Phường, Tổng Thư ký Hội Thiên văn – Vũ trụ Việt Nam cho biết, trong tháng 6/2012, người yêu thiên văn học sẽ được chiêm ngưỡng hai hiện tượng thiên văn kỳ thú, đó là nguyệt thực một phần và Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời.


Trong tháng 6/2012, người yêu thiên văn học sẽ được chiêm ngưỡng hai hiện tượng thiên văn kỳ thú, đó là nguyệt thực một phần và Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời. 

 

Theo ông Phường, nguyệt thực là hiện tượng thiên văn xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái đất. Thời điểm bắt đầu nguyệt thực là lúc 16h59 phút giờ Việt Nam và đạt cực đại vào lúc 18h03 phút ngày 4/6, theo đó 37% bề mặt Mặt Trăng sẽ bị che phủ. Hiện tượng này sẽ kết thúc lúc 19h06 cùng ngày.

Sự kiện thiên văn đặc biệt tiếp theo là Sao Kim đi qua đĩa Mặt Trời vào ngày 6/6 tới. Đây được coi là sự kiện thiên văn nổi bật nhất trong năm 2012. "Chúng ta quan sát được hiện tượng này khi Sao Kim bay ngang qua đĩa của Mặt Trời khi nó trên đường đi theo quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Hầu hết các nơi trên thế giới đều có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này, đây là sự kiện rất đặc biệt vì lần xảy ra tiếp theo là 105 năm nữa", ông Phường nhấn mạnh.


Sao Kim là hành tinh vòng trong của Mặt Trời, có tốc độ quay xung quanh Mặt Trời lớn hơn Trái Đất (Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này mất khoảng 225 ngày). Khi Sao Kim bắt kịp Trái Đất và bắt đầu vượt qua Trái Đất thì Sao Kim xuất hiện như một chấm nhỏ nổi bật trên đĩa bề mặt của Mặt Trời. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong vòng 6 tiếng 40 phút.

Tại Việt Nam , hiện tượng này bắt đầu xảy ra vào lúc Mặt Trời vừa xuất hiện ở chân trời phía Đông và kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa ngày 6/6. Ông Nguyễn Đức Phường cũng khuyến cáo, người yêu thích thiên văn tuyệt đối không được quan sát hiện tượng này bằng mắt thường hoặc bằng các dụng cụ quan sát không có tấm lọc Mặt Trời, không nên dùng đồ tự chế vì ánh sáng Mặt Trời có thể gây tổn hại đến giác mạc thậm chí gây mù lòa nếu nhìn trực tiếp vào Mặt Trời.

Một số CLB thiên văn nghiệp dư và nhiều nhóm bạn trẻ yêu thích thiên văn học tại các tỉnh, thành trên cả nước đã có kế hoạch tổ chức quan sát hiện tượng này.

Thu Phương /TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tháng 6/2012: Chiêm ngưỡng nguyệt thực một phần và Sao Kim đi qua mặt trời

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI