»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:13:18 AM (GMT+7)

Người dân Gia Lai vật lộn với nắng hạn

(15:16:54 PM 10/03/2019)
(Tin Môi Trường) - Mùa khô chỉ mới bắt đầu nhưng giếng nước bơm vài giờ đã trơ đáy, trăm nghìn ha cà phê của người dân nguy cơ chết khô.

Người[-]dân[-]Gia[-]Lai[-]vật[-]lộn[-]với[-]nắng[-]hạn

Ông Nguyễn Trọng Phùng chi 40 triệu đồng mở rộng giếng để tìm nước tưới rẫy cà phê. Ảnh: Trần Hóa.

 
Giữa trưa, con suối nhỏ chảy qua làng Ia Long, xã Dun, huyện Chư Sê (Gia Lai) tiếng máy bơm ré liên hồi. Hàng chục ống hút cỡ lớn cắm sâu xuống lòng suối, đưa nước vào những vườn cây ở gần. Cách đó vài trăm mét, mặt đất bắt đầu khô khốc, nứt nẻ, cây cối rũ rượi dưới cái nóng hầm hập. 
 
Ông Nguyễn Trọng Phùng (47 tuổi) cho biết, vào thời điểm này năm trước, vợ chồng ông đã tưới xong đợt ba cho vườn 2.000 cây cà phê của mình. Nhưng năm nay, mùa khô chỉ mới bắt đầu, ông đã phải bỏ ra 40 triệu đồng thuê người đào sâu, mở rộng đáy giếng vẫn không đủ nước để tưới.
 
"Chi phí cho cây cà phê là rất lớn, riêng nước mỗi đợt tưới tốn gần 4 triệu đồng tiền điện (mỗi năm 3 đợt), phân cũng tốn trên 20 triệu", ông Phùng nói và cho biết, vụ vừa rồi, ông chỉ thu được 2 tấn, bán được hơn 60 triệu đồng. 
 
"Mấy năm liền, trồng tiêu, cà phê hòa vốn và thua lỗ. Nhiều người không chịu nổi bán rẫy nhưng chẳng có ai mua", ông Phùng buồn bã nói và cho biết, đang chặt bỏ dần cà phê để trồng sầu riêng và chanh dây.
 
Người[-]dân[-]Gia[-]Lai[-]vật[-]lộn[-]với[-]nắng[-]hạn
Nhiều ngày không mưa, đất đai khô cằn. Ảnh: Trần Hóa.
 
Gia Lai có hơn 93.000 ha cà phê, trong đó có 80.000 ha đang giai đoạn kinh doanh. Ở các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Sê, Chư Pưh và Đức Cơ, người dân đang oằn mình tìm nguồn nước khi cây cà phê tưới nước lần 2.
 
Ông Lê Đạt (ở xã Ia Roòng, huyện Chư Pưh) nói chưa năm nào khốn khổ chống hạn cho 2 ha cà phê như năm nay. Mới đầu mùa hạn nhưng giếng nước sâu 25 m của ông bơm 3 giờ đã trơ đáy.
 
Ngoài thuê người đào sâu giếng, vợ chồng ông phải thay phiên canh nước suốt ngày đêm cứu rẫy. "Cây cà phê chắc chắn bị giảm năng suất cuối vụ và tình trạng này kéo dài có thể khiến cây bị chết khô", ông Đạt nhận định.
 
Ông kể, mười năm trước, vùng đất này bạt ngàn tiêu, cà phê xanh ngắt, đông đúc và nhộn nhịp. Nhưng giờ thì thì không còn nữa. Cùng với hạn hán, mất mùa, rớt giá, người dân rơi vào thua lỗ triền miên. "Họ chán nản, bỏ bê vườn rẫy", ông Đạt chỉ tay về phía những tấm biển "bán nhà", "bán rẫy" cắm hai bên đường tỏ vẻ ngao ngán.
 
Ở Chư Sê, tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng đang diễn ra. Gần một tháng nay, người dân xã Ayun lỉnh kỉnh chai nhựa đến bể nước tập thể gùi về uống. "Phải lấy nước hai lần mỗi ngày mới đủ nấu cơm và nước uống. Hôm nào đi muộn phải bỏ tiền mua", bà Đinh Nay Huỳnh cho hay. Người dân chỉ được lấy nước uống và nấu ăn, nước giặt rửa phải ra suối cách vài cây số. 
 
Người[-]dân[-]Gia[-]Lai[-]vật[-]lộn[-]với[-]nắng[-]hạn
Người dân Ayun chờ lấy nước gùi về uống. Ảnh: Trần Hóa.
 
Ông Nguyễn Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai cho biết, đã yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét các cửa lấy nước trên sông, suối để chống hạn. Chi cục cũng hướng dẫn cách khắc phục tình trạng thiếu nước các giếng đào, giếng khoan và các công trình để cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân.
 
"Việc chuyển đổi cây trồng cũng là biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác hại do hạn hán liên tục xảy ra tại địa phương", ông Lương cho biết.
 
Từ năm 2014, Gia Lai bắt đầu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Dự kiến năm nay có 1.300 ha đất trồng kém hiệu quả chuyển sang trồng những cây có giá trị kinh tế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp.
 
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa khô năm nay xuất hiện trạng thái El Nino yếu và kéo dài cho đến giữa năm. Lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, lưu lượng dòng chảy tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp, nhiều nơi xảy ra cạn kiệt nguồn nước kéo dài. Riêng tại Gia Lai, hai xã có khả năng xuất hiện hạn nặng là Kông Htôk (Chư Sê) và Chư Rcăm (Krông Pa).
(Trần Hóa/VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người dân Gia Lai vật lộn với nắng hạn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI