Miền Trung “hỗn loạn” vì dự báo bão số 8 sai lệch
(20:54:19 PM 20/09/2013)Chiều 18/9, người dân ven biển các tỉnh miền Trung đưa thuyền vào nơi trú ẩn an toàn để tránh bão. Ảnh: Thanh Hải
Chống bão “thái quá”
Bão số 8 tuy không được dự báo là cơn bão mạnh, song các địa phương từ Quảng Bình đến Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên đã hết sức chu đáo trong việc chủ động triển khai các công tác phòng tránh và đối phó với cơn bão gần bờ này.
Ngoài các hoạt động tất yếu là nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, kêu các loại tàu thuyền trên biển vào nơi neo đậu an toàn... các địa phương còn quyết định cho toàn bộ học sinh nghỉ học từ chiều 18.9 đến hết ngày 19.9. Dừng hoạt động toàn bộ tại các công trình xây dựng; ngừng, hoãn nhiều hội nghị, hội thảo; thay đổi hàng loạt lịch công tác khác...
Nhiều địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi đã chỉ đạo ngành công thương tích trữ lương thực, thực phẩm, lương khô và cả các loại nhu yếu phẩm khác. Các vùng quê ven biển, người dân căng mình ra trong mưa để chèn chống nhà cửa. Có nơi như ven biển Thừa Thiên-Huế đã tổ chức di dời dân ngay trong đêm 18.9...
Tuy nhiên, khoảng 20h30 ngày 18.9, bão số 8 gần như trút cơn mưa cuối cùng vào đất liền, khu vực ven biển rồi tạnh hẳn.
Sáng 19.9, nắng đẹp trải vàng trên khắp cả khu vực duyên hải miền Trung. Song, mọi quyết định cho học sinh nghỉ học, thay đổi lịch công tác, ngừng, hoãn hội họp, các sự kiện xã hội, các tour du lịch... đã “bị” ban bố trước đó đã không thu hồi kịp...
Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng kiêm Trưởng ban PCLB TP Phùng Tấn Viết cho biết: “Chính quyền dựa trên dự báo thời tiết, báo bão mà ra các quyết định liên quan đến công tác phòng tránh lụt bão. Mọi sự chuẩn bị chu đáo để chủ động đối phó với bão, đặc biệt liên quan đến tính mạng, tài sản của người dân là cần thiết. Chính quyền không thể làm khác được, vì căn cứ vào dự báo bão của cơ quan chuyên môn. Bây giờ nắng đẹp, trời bình yên mới thấy công tác chuẩn bị hơi thái quá... Nhưng lỗi này là do “ông” dự báo, biết làm sao được”.
Tuy nhiên sáng 19.9, các tỉnh miền Trung trời quang mây tạnh và bão không đổ bộ như dự báo (ảnh chụp tại TP.Đà Nẵng sáng 19.9). Ảnh: Thanh Hải
Báo bão sai, có do năng lực?
Bão số 8 được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền từ 4 giờ sáng 20.9 (bản tin ngày 18.9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ), gây mưa to và gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9 - cấp 10.
Thực tế, khoảng 17 giờ 30 ngày 18.9, vị trí tâm bão đã vào đến đất liền, ảnh hưởng trực tiếp khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Nghĩa là thời gian bão chạm bờ sớm hơn dự báo hơn... 24 giờ.
Như vậy, sự dự báo đã có sai lệch về thời gian và sai cả về cường độ. Nhưng rất may, bão đã tan thành vùng áp thấp, chỉ gây mưa lớn.
Trả lời vấn đề này, GĐ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ - ông Trần Quang Chủ - cho biết: “Nguyên nhân dự báo có sự sai lệch này là do diễn biến bất thường của cơn bão. Quan trắc lúc đầu (từ 17.9 - khi phát bản tin đầu tiên về bão số 8), cơn bão di chuyển chậm, 5-10km/h. Nhưng sau đấy, bão đã di chuyển nhanh hơn và tan sớm hơn trước khi vào bờ so với dự báo”.
Theo ông Chủ, đây là cơn bão hình thành trong biển Đông, sát bờ và chỉ có Việt Nam báo bão (các nước khác báo là vùng áp thấp), không được đặt tên quốc tế. Vì thế, ngoài số liệu quan trắc, tổng hợp của các trạm, đài khí tượng thủy văn các tỉnh trong khu vực Trung Bộ, đài chỉ tham khảo thông tin, số liệu của các đơn vị khác trong nước. “Chúng tôi cũng đã tổ chức họp trực tuyến với đài quốc gia, cùng nhận định và đưa ra kết luận, dự báo như vậy”.
Ông Chủ khẳng định, trang thiết bị quan trắc, phục vụ dự báo của Việt Nam tương đối đủ và hiện đại, tuy nhiên công tác dự báo đảm bảo tính chính xác là... hơi khó.
Người dân phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê - Đà Nẵng) khiêng cọc đóng mắc rớ vào bờ tránh bão (ảnh chụp sáng 18.9). Ảnh: Nhiệt Băng
Tối 19/9, người đứng đầu của TT Dự báo khí tượng thủy văn TƯ - Giám đốc Bùi Minh Tăng - khẳng định, bão số 8 đổ bộ vào đất liền miền Trung sớm hơn dự báo khoảng 4 tiếng.
Thay vì sẽ đổ bộ vào rạng sáng 19.9 như dự báo, bão đã vào đất liền Trung Trung Bộ từ khoảng gần giữa đêm 18.9 - 19.9.
Theo ông Tăng: “Bão vào sớm hơn dự tính 4 tiếng là khoảng thời gian ngắn không đáng kể. Chúng tôi thừa nhận dự báo vừa rồi có thiếu chính xác do chưa xử lý đúng thông tin từ các máy đo khí tượng. Đây là bài học cần phải rút kinh nghiệm cho những lần dự báo sau”.
Cũng theo ông Tăng, dự báo sai số 4 tiếng là nằm trong khoảng sai số cho phép (5-6 tiếng). TT Dự báo khí tượng thủy văn đang họp để nhận định lại quá trình dự báo đối với cơn bão này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).