Miền Bắc lạnh căm, miền Nam nắng lửa
(08:02:20 AM 11/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Hình thái thời tiết trái ngược nhau ở hai miền Nam - Bắc những ngày qua khiến nhiều người đặt câu hỏi: thời tiết năm nay có bất thường?
>> Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ >> Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"? >> Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” >> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
Trong khi người dân miền Bắc hứng chịu nhiều đợt rét thì ở miền Nam lại chống chọi nắng nóng gay gắt - Ảnh: Ngọc thắng - Khả hòa |
Hôm qua 10.3, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc tiếp tục giảm sâu, trời rét đậm trên diện rộng, vùng núi có rét hại.
| |
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, nhiệt độ thấp nhất quan trắc lúc 7 giờ sáng qua tại Hà Nội là 14,2 độ C; Nho Quan (Ninh Bình) 14 độ C; TP.Thái Bình (Thái Bình) 12,4 độ C; Tam Đảo (Vĩnh Phúc) rét 8,2 độ C; TP.Lạng Sơn (Lạng Sơn) 9,2 độ C; Mù Cang Chải (Yên Bái) 12 độ C; Ngân Sơn (Bắc Kạn) và Sa Pa (Lào Cai) 9,1 độ C… Riêng đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn), nơi có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, nhiệt độ xuống còn khoảng 5 độ C, gió thổi mạnh, trời rét buốt.
Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, hôm nay 11.3 và ngày mai 12.3, sẽ có thêm các đợt không khí lạnh tăng cường, các tỉnh miền Bắc tiếp tục rét buốt. Từ ngày 14.3, nhiệt độ tăng dần, trời ấm lên. “Đây chưa phải là đợt rét cuối cùng trong mùa rét năm nay. Dự báo, thời gian tới sẽ còn 1 - 2 đợt rét đậm và một số đợt lạnh nhẹ nữa”, ông Tăng nói.
Người đứng đầu Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết từ trước đến nay từng ghi nhận những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, thậm chí nhiều năm băng tuyết đã rơi giữa tháng 3. Gần đây nhất, tháng 3.2011, băng tuyết đã rơi trắng trời Sa Pa (Lào Cai) và Đồng Văn (Hà Giang).
Nếu so với các mùa lạnh những năm rét kỷ lục như 2008 và 2010 với các đợt rét đậm và rét hại kéo dài 38 ngày và gần 1 tháng trời liên tiếp thì mùa lạnh năm nay, rét đậm, rét hại không kéo dài bằng nhưng lại quan trắc được trị số nhiệt thấp hơn, tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có thời điểm trời rét âm 0,5 độ C, băng tuyết phủ trắng cành cây, ngọn cỏ. Một điểm đặc biệt nữa, theo ông Tăng, mưa phùn và sương mù xuất hiện nhiều hơn, thậm chí có thời điểm sương mù giăng kín trời, tầm nhìn xa có nơi chỉ còn hơn 10 mét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, đặc biệt là giao thông bằng đường không với hàng loạt các chuyến bay bị hoãn lịch trình hoặc phải hạ cánh xuống sân bay khác.
Nắng nóng cao nhất 38 độ C
Ngược lại với thời tiết lạnh căm ở miền Bắc, những ngày qua, người dân các tỉnh Nam bộ phải gồng mình chống chọi với cái nắng đầu mùa. Ánh nắng chói chang xuất hiện sớm và kéo dài đến tận chiều muộn khiến cho người dân cảm thấy oi bức, khó chịu.
Ông Tăng nói rằng, hình thái thời tiết ngày nắng, đêm không mưa sẽ còn tái diễn ở khu vực này đến hết ngày 12.3. Sau đó, không khí lạnh đang ảnh hưởng đến các tỉnh phía bắc khuếch tán xuống phía nam sẽ kéo nền nhiệt độ tại đây giảm 2 - 3 độ C, trời bớt nắng nóng hơn.
“Trước đây đã từng có những năm người dân Nam bộ phải đón tết Nguyên đán dưới tiết trời nắng nóng, nhiệt độ lên tới 37 - 38 độ C”, ông Tăng nói.Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, nền nhiệt độ cao nhất phổ biến ở vào khoảng 35 - 36 độ C, một số nơi cao hơn như Bình Dương và Bình Phước nắng nóng xấp xỉ 37 độ C. Theo ông Bùi Minh Tăng, vì đây là nắng nóng đầu mùa, người dân chưa quen nên cảm giác oi bức và khó chịu gia tăng. Các gia đình cần chống nóng cho người già và trẻ nhỏ.
Theo ông Tăng, năm nay, nắng nóng ở Nam bộ được dự báo là không quá gay gắt và không kéo dài. Nhiệt độ cao nhất sẽ chỉ phổ biến trong khoảng 37 - 38 độ C và mỗi đợt nắng nóng cũng chỉ kéo dài ba bốn ngày. Xen kẽ giữa các đợt nắng nóng này là những ngày trời tương đối mát.
Trong khi đó, nhận định mới nhất của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho hay mùa hè năm nay sẽ không quá nóng. Trên phạm vi cả nước, nền nhiệt độ toàn mùa phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Riêng khu vực các tỉnh miền Bắc các tháng đầu mùa có nền nhiệt độ thấp hơn một ít so với trung bình nhiều năm, các tháng nửa và cuối mùa ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Trong những tháng nửa đầu mùa hè, các tỉnh Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ vẫn có khả năng xảy ra một số đợt nắng nóng, tuy nhiên mức độ, phạm vi ảnh hưởng không rộng, cường độ không gay gắt và có khả năng tương đương như mùa hè năm 2011.
Diễn biến bất thường
Những tháng đầu năm 2012, thời tiết đã có những diễn biến bất thường. Ngay từ tháng 2, áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện trên biển Đông. 20 năm nay mới có một áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông trong tháng 2. Trước đó, ngày 15.1, ngay giữa mùa đông, tại Lào Cai đã có mưa diện rộng, lượng mưa phổ biến từ 15 - 25 mm, một số nơi trên 30 mm, thậm chí H.Sa Pa có mưa tới 82,9 mm. Mưa đều khắp đã gây ra một đợt lũ trên toàn bộ hệ thống sông suối Lào Cai, biên độ lũ dao động từ 20 - 50 cm. Riêng trên sông Hồng, do có mưa diện rộng phía thượng nguồn, nước liên tục dồn về gây lũ bất thường đoạn sông chảy qua TP.Lào Cai. Theo ông Lưu Minh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, đây là lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận được trận lũ dị thường trong mùa đông vì thường thì khoảng thời gian này mực nước trên các sông ngòi Lào Cai xuống thấp.
Nhiều dịch bệnh
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Khoa Khám bệnh tự nguyện (Bệnh viện Nhi trung ương), cho biết hiện các bệnh nhi mắc bệnh đường hô hấp tăng cao, do cơ thể trẻ khó thích ứng với diễn biến thời tiết bất thường, thay đổi liên tục. Diễn biến thời tiết thất thường, độ ẩm cao thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh như: nấm mốc, vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ nhỏ rất dễ viêm đường hô hấp.
Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng lo ngại dịch cúm, trong đó cúm A/H5N1 có nguy cơ tăng mạnh trong dịch đông xuân này. Cúm A/H1N1 đại dịch hiện đã là cúm lưu hành, tuy độc lực không mạnh như cúm gia cầm trên người nhưng vẫn có thể gây bội nhiễm như viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong...
Nam Sơn
Quang Duẫn (Thanh Niên)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
- Năm 2023 nóng nhất lịch sử nhưng năm 2024 sẽ nóng hơn
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).