Hiện tượng thiên văn đầu tiên của năm 2019: Mưa sao băng Quadrantids
(18:22:56 PM 02/01/2019)(Tin Môi Trường) - Hiện tượng thiên văn đầu tiên của năm 2019 là mưa sao băng Quadrantids sẽ diễn ra trong vài ngày tới. Lần này, ở bất cứ nơi nào có điều kiện thời tiết thuận lợi, người quan sát sẽ nhìn thấy hiện tượng này.
>> Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình >> Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa >> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực >> Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động >> Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Mưa sao băng, một hiện tượng kỳ thú của vũ trụ (minh họa) - Ảnh: VCA
Thông tin từ Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết vào rạng sáng ngày 4.1.2019 mưa sao băng Quadrantids sẽ xuất hiện. Đây là trận mưa sao băng trung bình. Khác với năm 2018, Quandrantids 2019 sẽ không bị ngăn cản bởi ánh trăng, do đó ở những khu vực có điều kiện thời tiết thuận lợi, người yêu thiên văn sẽ có nhiều cơ hội quan sát nhiều sao băng ở hiện tượng này.
Cách quan sát hiện tượng này rất đơn giản. Ngày 4.1, chòm sao Bootes sẽ nằm ở bầu trời Đông Bắc, bắt đầu lên khá cao từ khoảng 3 giờ sáng, nếu có góc nhìn đủ, chỉ nhìn về hướng Đông và Đông Bắc với độ cao khoảng 30 đến 50 độ chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện tượng này bằng mắt thường
Mưa sao băng Quadrantids diễn ra trong chòm sao Bootes, do đó thời điểm lý tưởng nhất là khi chòm sao này đã lên đủ cao vào khoảng từ hơn 2 giờ sáng cho tới hết đêm, có thể quan sát từ sớm hơn, nhưng khi đó chòm sao Bootes lên chưa đủ cao và lượng sao băng quan sát được sẽ rất hạn chế.
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội thiên văn trẻ Việt Nam, năm 2019 này chúng ta sẽ có nhiều cơ hội được nhìn thấy nhiều sao băng của Quadrantids hơn so với năm 2018 do không bị mặt trăng "làm phiền". Nếu có điều kiện thời tiết lý tưởng (không mây) cùng vị trí quan sát tốt (góc nhìn rộng, khu vực ít ánh sáng nhân tạo, ít ô nhiễm) thì dễ dàng quan sát được khá nhiều sao băng của Quadrantids.
Để quan sát tốt hiện tượng này nên chọn vị trí có góc nhìn càng rộng càng tốt (nóc nhà, các bãi trống ...), nơi không có ánh đèn mạnh chiếu thẳng vào mắt. Nơi không có các phương tiện giao thông di chuyển, và không có ánh đèn từ các tòa nhà xung quanh. Không cần mang theo bất cứ dụng cụ quan sát nào như kính thiên văn, ống nhòm, vì mắt thường chính là cách quan sát tốt nhất. Có thể dùng ghế dài hay bất cứ vật dụng gì để ngả lưng quan sát, vì quan sát sao băng đòi hỏi sự kiên nhẫn, nếu liên tục ngẩng đầu lên bầu trời sẽ rất nhanh mệt mỏi.
Hình ảnh của Timeanddate.com cho thấy vị trí nơi xảy ra mưa sao băng Quadrantids. Một cách dễ dàng để xác định nó là phía dưới một chút so với nhóm sao Big Dipper.
Quadrantids có nguồn gốc từ những phần còn lại của tiểu hành tinh 2003 EH1 - một tiểu hành tinh có quỹ đạo chuyển động quanh mặt trời với chu kỳ 5,5 năm. Khi hiện tượng này bắt đầu được quan sát, nó được các nhà thiên văn học đặt tên là Quadrantids do xảy ra trong khu vực của chòm sao Quadrans Muralis. Tuy nhiên, đến năm 1922, chòm sao này đã bị loại khỏi danh sách các chòm sao của thiên văn học hiện đại. Việc qui ước lại này khiến cho khu vực xảy ra mưa sao băng này ngày nay thuộc chòm sao Bootes (do đó cũng có thể gọi là mưa sao băng Bootids, tuy nhiên cái tên này là không chính thức và ít được nhắc tới).
Vào lúc cực điểm, mưa sao băng Quadrantids có thể đạt tới trên 50 sao băng mỗi giờ, đôi khi còn nhiều hơn. Đây là con số không hề thua kém so với hai mưa sao băng lớn nhất của năm là Geminids và Perseids. Mặc dù vậy, Quadrantids được cho là có ít sao băng dài và sáng hơn, đồng thời cực điểm của nó thường chỉ kéo dài vài giờ thay vì xuyên suốt hai đêm như các trận mưa sao băng lớn khác, do đó nó vẫn thường chỉ được coi là một mưa sao băng trung bình.
MTG
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
- Năm 2023 nóng nhất lịch sử nhưng năm 2024 sẽ nóng hơn
- Cảnh báo thời tiết bất thường trong tháng 8
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).