Hậu Giang: Mưa lớn trên diện rộng, lợi nhiều nhưng thiệt hại cũng không nhỏ
(08:16:05 AM 09/04/2014)Ảnh minh hoạ IE
Cơn mưa được nhiều người ví như “vàng” làm giảm nguy cơ cháy rừng đang ở mức cao, giúp hàng ngàn ha lúa, hoa màu, cây ăn trái đang khát đủ nước. Mưa còn tạo điều kiện thuận lợi cho hàng ngàn hộ dân đẩy nhanh tiến độ vệ sinh đồng ruộng, đủ nước tưới tiêu gieo cấy vụ lúa hè thu và làm giảm được nguy cơ khô hạn, mặn xâm nhập vào nội đồng.
Người được hưởng lợi nhiều nhất là những hộ dân đang xuống giống vụ lúa hè thu 2014. Do nắng nóng, thiếu nước trong những ngày qua dẫn đến tiến độ gieo cấy vụ lúa hè thu của tỉnh Hậu Giang có chậm so với lịch thời vụ. Đã có không ít diện tích xảy ra thiếu nước cục bộ, khô hạn, sâu rầy tấn công. Hơn nữa, do nắng nóng gay gắt, mực nước trên sông, ao hồ rút nhanh, xuống cạn, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Lúc cao điểm nước mặn tăng lên đến hơn 9 phần ngàn, đe dọa nhiều diện tích lúa, hoa màu, cây ăn trái, ao hồ nuôi cá nước ngọt.
Mưa còn góp phần giảm đáng kể nguy cơ cháy rừng trên địa bàn, giúp người trồng màu giảm được chi phí tưới tiêu, người trồng mía, dứa, cây ăn trái giảm công chăm sóc, chi phí bơm nước, thuốc, phân bón… Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, những cơn mưa đến sớm trong những ngày qua đã mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân sản xuất, không chỉ mamg lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí tưới tiêu mà còn góp phần cải thiện đáng kể thời tiết khô hạn, nắng nóng khắc nghiệt, oi bức làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe trẻ em, người già.
Tuy nhiên, theo các địa phương phản ảnh, do mưa đến sớm, nằm ngoài dự báo đã gây không ít khó khăn cho bà con. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là những hộ đang thu hoạch diện tích lúa đông xuân, làm ảnh hưởng đến tiến độ, gây thất thoát trong thu hoạch, khâu phơi khô, tiêu thụ… Theo báo cáo cuả ngành nông nghiệp, trên địa bàn còn khoảng 40.000 ha lúa đông xuân đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Tuy nhiên, tiến độ thu hoạch gặp khó khăn do thời tiết bất lợi, thiếu máy gặt đập liên hợp, thiếu phương tịên vận chuyển, sân phơi. Vấn đề khó nhất hiện nay là đầu ra hạt lúa rất chậm, do giá cả xuống thấp, buộc người dân phải phơi khô trữ lại chờ giá. Trong khi đó sân phơi thiếu, mang tính chấp vá, thời tiết thì mưa nắng bất thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản lượng lúa của bà con. Mưa còn làm cho nhiều diện tích hoa màu sắp cho thu hoạch bị dập nát, hư hỏng.
Vấn đề mà người dân lo lắng hơn, tuy mới là những cơn mưa đầu mùa, giao thời nhưng thời tiết diễn biến rất bất lợi, mưa thường kèm theo gió lớn, sấm sét gây ra thiệt hại không nhỏ. Theo thống kê chưa đầy đủ, những ngày qua trên địa bàn mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm sập và tốc mái gần 20 căn nhà, trường học; sét đánh làm chết 2 người và 1 người bị thương nặng.
Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đây chỉ là hiện tượng mưa giao mùa, chưa thật sự vào mùa mưa. Trong những ngày tới trên địa bàn còn xảy ra hiện tượng nắng nóng kéo dài, có khả năng nắng nóng lên hơn 37 độ C. Trước tình hình thời tiết bất thường hiện nay, tỉnh Hậu Giang khuyến cáo chính quyền địa phương các cấp, người dân cần chủ động phòng chống khô hạn, mặn xâm nhập; theo dõi và phòng ngừa dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi, nhất là các bệnh giao mùa ở trẻ em, người già…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
- Năm 2023 nóng nhất lịch sử nhưng năm 2024 sẽ nóng hơn
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).