Diện tích băng tăng kỷ lục ở Nam Cực
(18:45:00 PM 14/10/2012)
|
Cảnh tượng băng trải mênh mông tại Nam Cực. Ảnh: AP. |
Khi các tảng băng Bắc Cực đang biến mất dần những năm qua, thì Nam Cực, tình trạng ngược lại xuất hiện. Trong tháng 9, diện tích băng biển Nam Cực lên đến 19,5 triệu km2, đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, AP đưa tin. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây có thể là tín hiệu xấu của tình trạng biến đổi khí hậu trên trái đất do con người gây ra.
Một số người lập luận, trái đất không bị nóng lên bởi băng vẫn tiếp tục tăng ở Nam Cực. Tuy nhiên giới khoa học cho rằng, hiện tượng kỳ lạ đó không phải tín hiệu tích cực.
Họ giải thích, sự thay đổi hướng gió và xuất hiện lỗ thủng tầng ozone khổng lồ tại Nam Cực đều liên quan đến các hoạt động của con người và là nguyên nhân gây ra hiện tượng băng gia tăng đáng ngạc nhiên ở khu vực này.
Thông thường, băng biển tan chảy ở một cực sẽ tăng lên ở cực còn lại, tuy nhiên dần dần sẽ xuất hiện xu hướng đáng lo ngại là lượng băng tan chảy ở Bắc Cực sẽ tăng lên trong khi lượng băng hình thành thêm ở Nam Cực sẽ ít dần. Trong hơn 30 năm qua, trung bình với mỗi km2 băng tăng thêm ở Nam Cực lại có khoảng 2,2 km2 băng tan chảy ở Bắc Cực.
Theo giới chuyên gia, việc băng tan chảy ở Bắc Cực có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư bắc bán cầu, gây nên thời tiết khắc nghiệt ở Mỹ. Mặt khác, đặc thù thời tiết Nam Cực lại không tác động nhiều đến cuộc sống của con người.
Các tảng băng Bắc Cực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự nóng lên toàn cầu, trong khi ở Nam Cực, nhân tố chính ảnh hưởng đến băng là gió. Sự thay đổi về sức gió và hướng chuyển động của gió đang giúp diện tích băng mở rộng dần. Nguyên nhân sự thay đổi đó gắn chặt với tình trạng nóng lên toàn cầu, bắt nguồn từ việc con người thải các khí độc hại ra ngoài môi trường.
Hiện tượng biến đổi khí hậu tạo ra “bức tường gió”, tác nhân chính khiến Nam Cực duy trì nhiệt độ thấp và tăng diện tích băng ở khu vực này, một nhà khoa học của NASA cho hay. Nhà khoa học David Vaughan phát biểu, những gì đang diễn ra ở Nam Cực thực sự vô cùng nguy hiểm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).