Bão Nesat suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
(18:37:42 PM 30/09/2011)16h, sau khi đổ bộ vào giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, bão Nesat tiến sâu đất liền, gần với Hải Dương, còn cấp 7-8. Chị Hồng Tươi cho biết, gió bão tại đây chừng cấp 6-7 và hầu như chưa gây thiệt hại gì. Để tránh sự cố điệt giật do cây đổ, ngành điện lực đã cắt điện từ trưa, học sinh được nghỉ học từ sáng.
Thành phố Hải Phòng đã có điện trở lại, riêng huyện đảo Cát Hải và thị trấn Cát Bà vẫn mất điện. Đảo Cát Bà đang bị cô lập, các phương tiện không thể ra vào do cấm biển.
Tại cuộc họp lúc 16h, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cho biết bão đã làm 11 tàu, 33 bè mảng, thuyền nhỏ của Quảng Ninh bị chìm. Gần 300 nhà bị tốc mái. Thứ trưởng Nông nghiệp Đào Xuân Học lưu ý, dù lượng mưa sau bão dự kiến chỉ xấp xỉ 100 mm song các tỉnh miền núi phía Bắc cần đề phòng mưa cục bộ gây lũ quét, sạt lở đất.
Theo ông Lê Thanh Hải, ngoài khơi Philippines cơn bão Nalgae đã mạnh lên cấp 12. Dự kiến, đêm 1/10, bão sẽ tiến vào biển Đông. Đây sẽ là cơn bão thứ ba liên tiếp hoạt động ở vùng biển này trong vòng 2 tuần, sau Haitang, Nesat. “Chưa bao giờ trên biển Đông ghi nhận 3 cơn bão hoạt động trong khoảng thời gian ngắn như vậy”, ông Hải nói. |
15h, tại Quảng Ninh, Hải Phòng gió giảm còn cấp 8, mưa nhỏ. Thành phố Hải Phòng vẫn mất điện từ sáng. Thông tin ban đầu, đảo Cát Hải, nơi cách đất liền khoảng 40 km được xác định là địa bàn xung yếu nhất, cũng không thiệt hại nặng.
Tại thị xã Cẩm Phả, gió bắt đầu giảm, đường phố ngổn ngang vì cây đổ, biển quảng cáo rơi xuống. Nhiều nơi bị chập điện. Người dân bắt đầu đổ ra đường thu dọn.
14h40, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), nơi tâm bão đi qua, gió quất từng hồi, mưa nhỏ. Các biển quảng cáo, pano rách tươm, bay loạn xạ. Nhiều cây bật gốc. Đường phố hầu như chỉ có ôtô, xe máy ít. Các cửa hàng đóng cửa, ngưng giao dịch. Thành phố vẫn có điện.
Cầu Bãi Cháy vẫn cấm xe máy suốt từ 9h sáng đến nay, người dân muốn qua lại sẽ được đưa lên xe chuyên dụng để chở qua cầu.
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF. |
13h, sau hơn một giờ hoành hành với sức mạnh cấp 9, tại Hải Phòng, Quảng Ninh, nơi tâm bão đi qua, gió bỗng lặng, trời quang mây, mưa nhỏ. Nhiều người chủ quan cho rằng bão đã tan, một số nhao ra đường.
Tuy nhiên, theo chuyên gia khí tượng Lưu Minh Hải, đây không phải là dấu hiệu bão tan. "Thông thường tâm bão đi qua vùng nào thì mất khoảng 30 phút trời quang, lặng gió, không mưa hoặc mưa rất nhỏ. Sau đó gió bão sẽ trở lại và đổi hướng", ông Hải nói và cho rằng bão kết hợp với không khí lạnh sẽ rất nguy hiểm vì dông lốc nhiều hơn.
11h, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, bão đã đi chếch lên phía bắc, trưa nay đổ vào Quảng Ninh - Hải Phòng, mạnh cấp 10, sau đó suy yếu thành vùng áp thấp. Tối nay bão trên khu vực Việt Bắc, sức gió giảm dưới cấp 6.
Như vậy so với dự báo trước đó, tâm bão sẽ không đi vào Hà Nội. Tuy nhiên, khu vực này vẫn chịu ảnh hưởng trực tiếp với gió bão mạnh cấp 4-5. Lượng mưa tối đa được dự báo giảm 50 mm so với trước đó, còn khoảng 150 mm.
Trước khi vào bờ, bão Nesat đã gây mưa to, gió mạnh cấp 9-10 tại Cửa Ông (Quảng Ninh), Cô Tô, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). Các tỉnh Đông Bắc Bộ mưa phổ biến 20-50 mm, một số nơi mưa to hơn như Cô Tô 120 mm; Cửa Ông (Quảng Ninh) 110 mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 100 mm…
Tại Quảng Ninh, nơi tâm bão đi qua, từ 9h sáng nay Sở Giao thông Vận tải bắt đầu cấm người đi bộ, phương tiện thô sơ và xe môtô qua cầu Bãi Cháy. Sở bố trí phương tiện để chuyên chở những người dân có nhu cầu đi lại qua cầu trong thời gian cấm. Tỉnh cho toàn bộ học sinh nghỉ học.
"Gió thổi rất mạnh, cảm giác có thể bay cả người nếu đi ngoài đường", một người dân ở thành phố Hạ Long cho biết.
Gió bão đã giật đổ nhiều cây xanh, làm nhiều nhà tốc mái. Thống kê của Bộ đội Biên phòng tỉnh, đến 10h sáng, địa bàn có 8 tàu bị chìm, trong đó 2 sà lan chở than, 4 lồng bè ở Vân Đồn bị vỡ. 30 nhà ở huyện Cô Tô, 14 nhà ở huyện Hải Hà bị tốc mái.
Tại khu 4 phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, một hầm than trái phép bị sụt sâu hàng chục mét, chu vi 15 m, nhưng không có thiệt hại về người. UBND thành phố Hạ Long đang di dân tại các khu vực gần đó. 120 hộ dân sống trên vịnh Hạ Long không di dời đã bị cưỡng chế và cho tàu ra đón.
Quảng Ninh đã cấm biển từ sáng qua. Người già trẻ em trên các lồng bè, làng chài đã được đưa vào đất liền, tuy nhiên vẫn còn người ở lại. Đoàn công tác Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã đề nghị tỉnh cưỡng chế di dời.
Trung tâm thành phố Hải Phòng 8h sáng nay gió bắt đầu xoáy mạnh, cây nghiêng ngả. Tại bãi biển Đồ Sơn, tất cả nhà nghỉ, khách sạn đã đóng cửa và được chèn chắn bằng rất nhiều thanh gỗ bên ngoài. Toàn bộ học sinh thành phố được nghỉ học. 12.000 dân ở khu vực nguy hiểm đã được sơ tán trước 10h sáng.
Tại huyện đảo Cát Hải, nơi được xác định là xung yếu nhất của Hải Phòng, từ 3h sáng gió xoáy liên hồi. Điện lưới toàn huyện đã bị cắt. Do cấm biển nên giao thông từ đất liền ra đảo Cát Hải tạm thời gián đoạn. Trước đó gần 5.000 người dân ở sát biển, vùng nguy hiểm đã được sơ tán khẩn cấp. Theo lãnh đạo huyện, lo nhất là 4 km đê xung yếu, có khả năng vỡ khi bão đổ bộ kết hợp với triều cường.
Lúc 6h30 sáng, cách đảo Dáu, Đồ Sơn khoảng 20 hải lý, tàu Hoàng Anh chở 700 tấn bộ mì thuộc Công ty TNHH Hoàng Anh (Hải Hậu, Nam Định) trên hành trình từ Đà Nẵng về cảng Hải Phòng có nguy cơ chìm.
Ban Chỉ huy PCLB&TKCN thành phố Hải Phòng đã báo cáo và đề nghị Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực I kịp thời chỉ đạo, thực hiện biện pháp cứu nạn tàu Hoàng Anh
Đêm qua, khi vượt qua đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), gió bão đã làm nhiều nhà bị tốc mái, một tàu ở khu 2 Tuần Châu (Quảng Ninh) bị đắm, không có thiệt hại về người.
Tại Quảng Ninh, nơi tâm bão đi qua, rất nhiều cây đổ. Ảnh: Báo Quảng Ninh. |
Nam Định không phải là vùng bão đổ bộ, nhưng cũng chịu ảnh hưởng. 11h trưa, tại xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, nơi cách biển hơn 10 km, gió bão giật mạnh khiến cây cối xác xơ. Các cửa hàng, nhà dân đều đóng kín mít.
"Đường xá vắng tanh, chỉ có ít ôtô và xe máy, tất cả đều phải đi chậm vì gió mưa quất thẳng vào kính xe, vào mặt. Nhiều lúc tôi suýt bị gió đẩy vào gầm ôtô", anh Hà, người đang đi xe máy về huyện ven biển Giao Thủy cho biết.
Từ đêm qua đến sáng nay, Thanh Hóa có mưa trên diện rộng, gió bão mạnh dần lên cấp 5-6. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo huy động toàn bộ lực lượng thu hoạch lúa màu khi ruộng lúa chín 80-85%, thực hiện phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, đặc biệt là vùng trũng thấp.
Giám đốc Sở GD&ĐT thông báo cho tất cả trường THPT (trừ TP Thanh Hóa) cho học sinh nghỉ học 2 ngày (29-30/9) để giúp gia đình thu hoạch lúa mùa. Ngày 29/9, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã điều động 900 chiến sĩ xuống Triệu Sơn, Hoằng Hoá, Thiệu Hoá để giúp dân gặt lúa.
Ngày 29/9, tàu vận tải Đức Minh 18 của ông Phan Đức Minh ở Ninh Bình (trên tàu có 39 lao động) vận chuyển xi măng đang trên đường vào bờ tránh bão đã bị mắc cạn, gãy bánh lái cách bờ biển xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hoá khoảng 4 hải lý.
Bộ đội Biên phòng tỉnh đã đưa 2 tàu trọng tải lớn để hỗ trợ. Lúc 24h ngày 29/9, hai tàu cứu hộ đã tiếp cận được tàu Đức Minh, nhưng do nước cạn không kéo ra được, đành để tàu này neo đậu tại vị trí bị nạn và đưa 39 thuyền viên vào bờ an toàn lúc 3h sáng nay.
Tại Hà Nội, do hoàn lưu trước bão kết hợp ảnh hưởng của không khí lạnh, suốt đêm qua thủ đô có mưa rả rích. Mưa đúng vào giờ đi làm buổi sáng khiến nhiều tuyến đường bị tắc nghẽn, giao thông hỗn loạn tại các ngã tư. Đến 10h sáng, gió xoáy đạt khoảng cấp 5. Đứng trên các tòa nhà cao tầng có thể nghe tiếng gió rít liên hồi. Theo công ty công viên cây xanh, đến 13h, hơn 20 cây đã gãy đổ trên các tuyến phố. Dự báo, lượng mưa sau bão không lớn, trong cả đợt từ 50 đến 150 mm.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương sáng nay, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo 9h sáng việc di dời người dân ở vùng nguy hiểm phải được hoàn thành, bởi sau khi bão vào sẽ không thể can thiệp.
"Đầu giờ chiều bão vào đến đất liền, 3 giờ sau vào đến Hà Nội. Tâm bão tiến thẳng vào thủ đô nên có thể mạnh cấp 7-8. Cần nhắc nhở người dân hạn chế ra đường, tránh những nguy hiểm rình rập", Phó thủ tướng nhấn mạnh và chỉ đạo, các ngành chức năng của Hà Nội cần kiểm tra chặt những cây có nguy cơ đổ, tháo dỡ, giằng néo biển quảng cáo, cần ăng ten... để tránh gây tai nạn trong bão.
Quân đội được huy động để phòng chống bão. Ảnh: Báo Hải Phòng. |
Được hình thành từ ngày 24/9 ở ngoài khơi phía đông Philippines, 3 ngày sau bão Nesat quét qua quốc gia này làm 18 người thiệt mạng, hơn 100.000 người dân phải đi sơ tán. Ngày 29/9, bão tấn công đảo Hải Nam, Macau và Hong Kong làm nhiều cây xanh bật gốc, giao thông ngưng trệ.
Hiện ngoài khơi phía đông Philippines có một cơn bão tên quốc tế là Nalgae, dự báo sẽ đi theo hướng Tây, quét qua đảo Luzon của Philippines, vào biển Đông và hướng đến miền Trung Việt Nam.
Theo Đài khí tượng thủy văn đồng bằng Bắc Bộ, bão Nesat thể hiện sức mạnh ở rìa bắc cơn bão khi gây gió giật cấp 12-13 tại Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cửa Ông. Mưa ở các điểm này cũng đạt trên 120 mm. Ven biển các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như cũng ghi nhận gió mạnh cấp 8 tại Thái Bình.
Do nằm ở phía nam cơn bão nên khu vực Hà Nội và 6 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ mới ghi nhận lượng mưa 20-40 mm từ tối 29/9 đến trưa 30/9.
Tại Hà Nội, lúc 13h, tại khu vực nội thành đã đo được gió mạnh cấp 5 và đang mạnh dần lên. Tuy nhiên, mưa không đáng kể. Từ chiều tối nay đến ngày mai, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa đông bắc, mưa lớn dần, đạt khoảng 40-70 mm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).