»

Thứ tư, 27/11/2024, 04:23:37 AM (GMT+7)

Australia.: ‘Mãn nhãn’ với nhật thực toàn phần Tin ảnh

(17:19:40 PM 14/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Hàng chục ngàn du khách, người dân cùng các nhà thiên văn học nghiệp dư vừa có dịp ngắm nhìn hiện tượng nhật thực toàn phần, phủ bóng một phần miền Bắc Australia.

 

Dự báo thời tiết cho biết, bầu trời ngày thứ 4, thời điểm xảy ra nhật thực toàn phần hoàn toàn quang đãng, không có mây, giúp việc quan sát nhật thực toàn phần được tiến hành thuận lợi. Theo Dailymail, nhật thực xảy ra lúc 5h45' và trở thành nhật thực toàn phần lúc 6h38' giờ địa phương (20h38' giờ tối qua giờ GMT).

Nhật thực toàn phần chỉ có thể quan sát được tại Australia.

 

Nhật thực toàn phần khiến toàn bộ khu vực viễn Bắc của Australia trở nên tối tăm giữa ban ngày, trong đó có bang Queensland. Bóng của nhật thực có chiều rộng 150 km, bắt đầu từ phần lãnh thổ phía Bắc Australia sau đó vượt qua mũi phía đông trước khi xà xuống và trải dài từ Đông qua Nam Thái Bình Dương.

 

Phía Bắc Australia là nơi duy nhất mà du khách mà những người yêu thiên văn có thể theo dõi nhật thực toàn phần lần này. Trong khi đó, quãng thời gian mặt trăng che khuất hoàn toàn mặt trời kéo dài tới 2 phút, giúp những người yêu thiên văn thỏa mãn đam mê theo dõi hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.

 

Dựa vào số khách đặt phòng trên khắp Queensland, người ta xác định có tới 30.000 - 50.000 du khách tới đây để tận mắt chứng kiến hiện tượng nhật thực toàn phần. Những bãi biển trở nên đông đúc, du thuyền, những cánh đồng hay khinh khí cầu phục vụ du khách đều hoạt động hết công suất nhằm đáp ứng nhu cầu của những người tới ngắm nhìn nhật thực.

 

Đây cũng là cơ hội hiếm có để các chuyên gia nghiên cứu phản ứng của động, thực vật với hiện tượng nhật thực toàn phần. Những máy ảnh dưới nước cho các chuyên gia cái nhìn rõ nhất về sự biến đổi của rặng san hô lớn nhất thế giới Great Barrier khi bóng đen của nhật thực toàn phần chiếu xuống Thái Bình Dương.

 
Nhật thực toàn phần chỉ có thể nhìn thấy trên lãnh thổ Australia.
 
Mặt trời bị mặt trăng che khuất hoàn toàn.

 

Nhật thực bắt đầu lúc 5h45’ giờ địa phương và đạt đỉnh lúc 6h38 giờ địa phương.

 

Nhiều khu vực bị bóng đen nhật thực toàn phần bao phủ.
 
Hàng chục ngàn du khách tới phía Bắc Australia để tận mắt chứng kiến hiện tượng kỳ thú này.

 

Tuy nhiên, một số khu vực quan sát nhật thực bị mây che phủ, gây ảnh hưởng tới tầm nhìn.

 

Một số khu vực khác trời quang, tạo điều kiện tốt nhất cho những người đam mê thiên văn quan sát mặt trăng che khuất mặt trời.

 

Những người đam mê thiên văn không quên mang tới những thiết bị đắt tiền để quan sát nhật thực.

 

Đường đi của nhật thực toàn phần.
 
 

 

Hồng Duy (Theo Infonet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Australia.: ‘Mãn nhãn’ với nhật thực toàn phần

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI