20 năm mới xuất hiện: áp thấp nhiệt đới giữa mùa khô
(08:24:56 AM 18/02/2012)Tối cùng ngày, ATNĐ cách quần đảo Trường Sa 360km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Dự báo ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Theo ông Lê Thanh Hải - phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, trong vòng 20 năm qua mới xuất hiện ATNĐ trong thời điểm tháng 2, vì vậy cần tiếp tục theo dõi.
Đường Lê Đức Thọ, đoạn gần UBND P.13 (Q.Gò Vấp, TP.HCM), ngập nặng sau cơn mưa trái mùa chiều 17-2 - Ảnh: Q.KHẢI |
Do ảnh hưởng của ATNĐ kết hợp với gió mùa đông bắc nên khu vực giữa và nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6-7. Khi áp thấp mạnh lên thành bão, sức gió vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 8-9, giật cấp 10, có mưa rào và dông mạnh. Ở vịnh Bắc bộ và vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên có gió cấp 6, giật cấp 7.
Ngoài ra, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ nhận định ATNĐ là nguyên nhân gây ra đợt mưa trái mùa trên diện rộng trong ngày 16-2 tại các nơi như TP.HCM, Đà Lạt, Phú Quốc, Biên Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang...
* Ngày 17-2, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương - Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có công điện tới ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau và Kiên Giang, ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Ngoại giao triển khai trực ban đột xuất (24/24 giờ) để theo dõi, chỉ đạo và ứng phó kịp thời. Thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh và thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm (vùng biển phía nam vĩ tuyến 13).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).