»

Thứ năm, 23/01/2025, 07:13:02 AM (GMT+7)

Quầng mặt trời xuất hiện ở Đà Lạt: Hiện tượng quang học tự nhiên

(09:04:27 AM 15/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Khoảng 8 giờ ngày 13-5, hiện tượng mặt trời có quầng sáng giống như nhiều cầu vồng cùng lúc xuất hiện trên bầu trời TP Đà Lạt

 

Người dân Đà Lạt hết sức bất ngờ vì hiện tượng độc đáo này. Những cầu vồng có nhiều màu sắc: Trong cùng là màu đỏ, đến da cam, vàng, lục, lam, chàm và ngoài cùng là tím. Những hình ảnh rất đẹp của “mặt trời có quầng” cũng nhanh chóng được tải lên mạng thu hút  sự hiếu kỳ của nhiều người.


Mặt trời độc đáo xuất hiện ở Đà Lạt vào sáng 13-5. Ảnh: MAI VINH

Hiện tượng quang học tự nhiên

Trước hiện tượng thiên văn lạ này, nhiều người đồn thổi cho rằng đây là dấu hiệu của một mùa hạn hán kéo dài. Nhưng với các nhà khoa học thì đây chỉ là hiện tượng thiên văn bình thường đã nhiều lần xuất hiện ở nước ta. Gần đây nhất, “mặt trời có quầng” xuất hiện vào ngày 17-9-2011 ở Lào Cai và ngày 28-4-2012 ở Long An. 

Ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, cho biết: Hiện tượng này gọi là hiện tượng quang học trong khí quyển, tên gọi chính xác là quầng mặt trời. Trong khí quyển có nhiều hiện tượng như: quầng mặt trời, quầng mặt trăng, tán mặt trời, tán mặt trăng.

Quầng mặt trời hiện tượng liên quan đến khúc xạ của ánh sáng mặt trời trong các hạt băng trên khí quyển tầng cao. Khi có một lớp mây ti ở trên cao, lớp mây này thường là các hạt băng, các tinh thể băng, được mặt trời chiếu vào sẽ khúc xạ thành ánh sáng. Với dạng ánh sáng 7 màu đó sẽ tạo ra quầng mặt trời.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do thay đổi độ ẩm trong không khí đột ngột dẫn đến khúc xạ ánh sáng. Trong vài ngày trước, độ ẩm ở đây khá lớn, mưa và sương mù nhiều, tới ngày 13-5, độ ẩm giảm đột ngột xuống khoảng 3%-4%, hơi nước ngưng tụ ở tầng cao gặp ánh sáng sẽ tạo nên hiện tượng khúc xạ như trên.

Không có bất thường về thời tiết

So sánh hiện tượng này với cầu vồng, ông Hải cho rằng cả hai đều là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Tuy nhiên, cầu vồng là ánh sáng khúc xạ trong các hạt mưa, còn quầng mặt trời là ánh sáng khúc xạ qua tinh thể băng ở trên cao. Thời gian xuất hiện của 2 hiện tượng cũng khác nhau: Cầu vồng thường xuất hiện vào hoàng hôn và bình minh, khi đó mặt trời ở vị trí thấp, ánh sáng đi qua những hạt nước sẽ khúc xạ tạo nên hiện tượng quang học gọi là cầu vồng, kèm theo mưa rào. Quầng mặt trời thường hay xuất hiện vào buổi trưa vì các hạt tinh thể băng thường nằm ở tầng trên cao của khí quyển, khi mặt trời lên cao sẽ chiếu vào hạt này và tạo hiện tượng quầng.

Đối với những lo ngại về việc đây là dấu hiệu của thời tiết bất thường, ông Hải khẳng định: Đây là hiện tượng quang học tự nhiên trong khí quyển và xuất hiện thường xuyên vào cả ban đêm và ban ngày. Nếu xuất hiện ban đêm gọi là quầng mặt trăng, xuất hiện ban ngày gọi là quầng mặt trời. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên. Nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ gặp khá nhiều.

Hiện tượng này hình thành khi có những đám mây ti xuất hiện và biểu hiện thời tiết tại thời điểm hiện tại ở địa phương xuất hiện quầng mặt trời là khá tốt. Đây hoàn toàn không phải điểm báo gì về những hiện tượng thời tiết bất thường trong tương lai.

Tuy nhiên, do Đà Lạt đang trong giai đoạn đầu mùa mưa nên thời tiết xấu trong một vài ngày tới vẫn tiếp diễn và có khả năng gây giông mạnh, lốc. Đây là hiện tượng thời tiết bình thường theo mùa, không liên quan đến sự xuất hiện của quầng mặt trời.

Đà Lạt nóng lên không đáng kể

Về hiện tượng thời tiết Đà Lạt đang nóng lên, ông Lê Thanh Hải cho rằng hiện nay đang trong giai đoạn cuối mùa khô, đầu mùa mưa và là thời điểm nóng nhất của Đà Lạt nên thời tiết nóng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, cũng có thể do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên nền nhiệt có tăng lên, thậm chí có vài hiện tượng bất thường như mưa đá mới xảy ra gần đây. “Để khẳng định điều này cần có những số liệu quan trắc cụ thể trong thời gian dài, không thể dựa vào cảm quan” - ông Hải nói.

 
(Theo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quầng mặt trời xuất hiện ở Đà Lạt: Hiện tượng quang học tự nhiên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI