Đêm 12-8, mưa sao băng Perseids đạt cực điểm
(21:02:14 PM 10/08/2013)
Tại cực điểm của mình, mưa sao băng Perseids cho phép bạn có thể quan sát hơn 70 hay thậm chí 100 sao băng mỗi giờ, một phần không nhỏ trong số đó là sao băng dài và sáng. Trên thực tế, các sao băng của trận mưa sao băng này xuất hiện kéo dài suốt từ 23-7 tới 22-8, tuy nhiên chỉ ở mật độ khá nhỏ; trừ thời gian cực điểm là đêm 12 và 13-8, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn cho hay.
Trong những ngày vừa qua, thời tiết tại các miền Việt Nam khá thất thường, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc mưa khá nhiều và khó dự đoán chính xác. Do đó, hy vọng đến ngày cực điểm của trận mưa sao băng này sẽ là những ngày nắng, để mọi người có thể được mãn nhãn hiện tượng kỳ thú này.
Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát là vào tối 12, rạng sáng 13-8 (bạn cũng có thể quan sát vào tối 13, rạng sáng 14). "Hãy nhìn bầu trời phía Đông, Đông Bắc nơi chòm sao Perseus mọc lên như hình bên dưới đây, đó là nơi tập trung hầu hết các sao băng của trận mưa sao băng này"- anh Đặng Vũ Tuấn Sơn hướng dẫn thêm.
Năm nay ngoài yếu tố thời tiết thì người quan sát có một thuận lợi rất lớn, đó là không bị cản trở bởi ánh sáng từ mặt trăng. Tối 12-8 tới tương ứng với ngày mùng 6 âm lịch, mặt trăng lặn từ rất sớm và việc quan sát hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng. Vì lí do này, thời gian phù hợp nhất trong 2 đêm nêu trên để bạn có thể quan sát các sao băng của Perseids là từ 0 giờ 30 (khi chòm sao Perseus bắt đầu mọc lên đủ cao) cho tới trước khi trời sáng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
- Năm 2023 nóng nhất lịch sử nhưng năm 2024 sẽ nóng hơn
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).