Triều cường có thể vượt báo động III: Đê bao mới làm cũng “chào thua”
(10:18:29 AM 13/11/2012)“Sau khi khảo sát mực nước ở sông Soài Rạp, chúng tôi dự báo đợt triều giữa tháng 11 có khả năng đạt đỉnh 1,7 m. Đây là đỉnh triều cao nhất từ trước đến nay ở TP.HCM” - ThS Hồ Long Phi, chuyên gia của Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP.HCM, nhận định. Theo ông Phi, đáng lo ngại là thời gian qua triều cường ở Vũng Tàu tăng không đáng kể nhưng đỉnh triều tại TP.HCM lại liên tục phá kỷ lục.
Chỉ chống được… vài tháng
Trong hai tháng 9 và 10, khi triều cường đạt đỉnh 1,50 m và 1,62 m, nhiều công trình chống ngập của TP bắt đầu tỏ ra yếu thế. Điển hình là tuyến đê bao bờ hữu sông Sài Gòn (thuộc dự án thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn) đoạn qua địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12.
“Khi tuyến đê bao kiên cố này hoàn thành, bà con ở đây ai cũng tin rằng chuyện ngập triều chỉ còn là quá khứ. Thế nhưng trong tháng 10, nhiều đoạn đê đã bị nước tràn bờ khiến không ai kịp trở tay” - ông Nguyễn Văn Thạnh ngụ khu phố 3, phường Thạnh Lộc cho biết. Để tránh bị thiệt hại trong các đợt triều sắp tới, nhiều người dân ở khu vực trên phải đắp thêm đất lên những đoạn bờ đê đã bị nước tràn qua.
Bờ kè ở phường 15, quận 8 sau khi hoàn thành đã bị nước tràn qua. Quận 8 phải cho đắp tạm bao cát nhằm đối phó với đợt triều giữa tháng 11. Quận cũng kiến nghị phải xây bờ kè này cao thêm 1 m nữa. Ảnh: M.HIẾU
Theo UBND phường Thạnh Lộc, lúc 1 giờ ngày 25-9, dù đỉnh triều chỉ đạt 1,50 m nhưng trên địa bàn phường có tới tám điểm bị tràn bờ bao nghiêm trọng, gây ngập úng 2 ha đất nông nghiệp. Hoa màu, cây trồng, vật nuôi của 65 hộ dân bị thiệt hại. Đến giữa tháng 10, khi triều đạt đỉnh 1,62 m, những đoạn bờ đê vừa được người dân đắp thêm đất tiếp tục bị tràn. “Lúc 18 giờ ngày 17-10, có năm đoạn đoạn đê bao bờ hữu sông Sài Gòn thuộc gói thầu 1C và 5B tiếp tục bị tràn với chiều dài hơn 115 m, gây ngập hơn 5 ha ở phường Thạnh Lộc” - UBND quận 12 báo cáo.
Năm 2011 thoát ngập, năm 2012 ngập tiếp!
Trong hai tháng qua, các bờ kè chống ngập tại phường 15, quận 8 cũng bị triều cường tràn qua khiến người dân nơi đây rầu rĩ. “Đây là khu vực ngập úng nổi tiếng nhất TP trong mấy chục năm qua. Năm 2011, khi Nhà nước xây xong bờ kè thì nơi đây không còn ngập nữa, chúng tôi mừng khôn tả. Vậy mà trong mấy đợt triều gần đây, cảnh ngập lại tái diễn, khổ sở trăm bề” - chị Trần Thị Thu ngụ đường Bình Đông, phường 15, quận 8 than thở.
Theo UBND quận 8, các công trình chống ngập thuộc dự án Cải thiện môi trường TP.HCM hoàn thành trong năm 2011 đã giải quyết được tình trạng ngập kéo dài nhiều năm tại phường 15. Thế nhưng trong những đợt triều cường vừa qua, nước liên tục tràn qua các bờ kè dọc tuyến kênh Đôi, Tàu Hủ khiến những tuyến đường Bình Đông, Lương Hữu Khánh, Mễ Cốc... ngập nặng. Để chống đỡ với đợt triều cường sắp tới, quận 8 đã phải huy động lực lượng đắp hơn 13.000 bao cát dọc các tuyến bờ kè bị tràn. UBND quận 8 đề nghị các đơn vị liên quan phải xây bờ kè cao thêm 1 m để chống ngập cho các khu vực trên.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại khu vực Bình Quới, Thanh Đa (phường 27, quận Bình Thạnh). Cụ thể, ngày 17-10, khi đỉnh triều trên sông Sài Gòn đạt mức 1,62 m (vượt mức lịch sử 1,59 m vào năm 2011), khu vực này thực sự trở thành biển nước. Ngập nặng nhất là khu phố 1, phường 28, quận Bình Thạnh do đoạn bờ bao ở rạch Cầu Ông Ngữ bị bể. “Nước bất ngờ tràn vào, ngập đến tận cửa sổ nhà. Vật dụng trong nhà từ tivi, tủ lạnh, bếp gas…, thậm chí đến cả bàn thờ đều trôi lềnh bềnh trong nước” - bà Bùi Thị Thiệp, ở 480/55E Bình Quới cho hay.
Sau sự cố trên, nhiều hộ dân ở hẻm 480 đường Bình Qưới phải tất tả thu dọn đồ đạc chuyển đến chỗ khác ở tạm. “Phải dọn đi chỗ khác thôi chứ sắp tới sẽ còn nhiều đợt triều cường nữa. Nếu tiếp tục ở lại đây thì đồ đạc sẽ còn bị hư hỏng. Thậm chí đến tính mạng cũng bị nguy hiểm vì các đường dây dẫn điện trong nhà đều đã hư hỏng do ngâm nước quá lâu” - chị Nguyễn Thị Hồng ngụ trong hẻm than thở.
Nam Bộ: Triều cường có thể vượt báo động III Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, vùng hạ lưu các sông Nam Bộ đang bước vào đợt triều cường lớn đầu tháng 10 âm lịch. Do kết hợp với gió mùa Đông Bắc, mực nước tại các sông tiếp tục lên nhanh, đỉnh triều nhiều khả năng vượt mức báo động III (1,50 m) và sẽ đạt mức cao nhất trong các ngày từ 15 đến 17-11. Trong thời gian này, đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn sẽ lên mức 1,60-1,65 m; tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu ở mức 1,95-2 m; tại trạm Mỹ Thuận trên sông Tiền đạt 1,85-1,90 m.
Ngày 12-11, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM có công văn đề nghị các sở, ngành, quận, huyện chủ động phòng chống, ứng phó với tình trạng ngập úng. Các quận, huyện 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, Củ Chi và Hóc Môn phải rà soát bờ bao, cống, van ngăn triều xung yếu, không được để xảy ra tình trạng bể bờ bao.
MINH HIẾU
Đỉnh triều liên tục phá kỷ lục
Ngày 15-12-2008, đỉnh triều trên trạm Phú An, sông Sài Gòn đạt mức 1,55 m, xô ngã tất cả kỷ lục đỉnh triều ở TP.HCM trong vòng 50 năm.
Đến ngày 26-11-2011, đỉnh triều ở trạm Phú An lại lập kỷ lục mới với 1,60 m. Song kỷ lục này cũng nhanh chóng bị xô ngã khi ngày 17-10-2012 đỉnh triều lên đến 1,62 m. Tuy nhiên, theo dự báo từ nay đến cuối năm, đỉnh triều còn có thể tăng cao hơn. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).