»

Thứ hai, 20/01/2025, 11:15:37 AM (GMT+7)

Thiên tai phải phòng tránh là chính

(09:17:10 AM 07/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/4, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013 và Sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược quốc gia Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.


Hình ảnh minh họa


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đồng chủ trì Hội nghị.

Giảm thiểu thiệt hại 

Đây là đánh giá về tình hình thực hiện công tác phòng chống lụt bão (PCLB) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) trong năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát. Theo Bộ trưởng, đạt được kết quả trên là do Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn dành sự ưu tiên cao đối với công tác PCLB - TKCN, với việc chỉ đạo, ban hành về chính sách, hỗ trợ kinh phí cho công tác tu bổ, nâng cấp các công trình đê, kè, cống, hồ chứa, khu neo đậu tàu thuyền, công trình chống sạt lở, di dân tái định cư vùng thiên tai, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, tìm kiếm cứu nạn…

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các bộ, ngành và địa phương ngày càng được nâng cao và từng bước chuyên nghiệp trong việc xử lý kịp thời các tình huống phức tạp, góp phần chủ động trong công tác tham mưu chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Công tác chỉ đạo, ứng phó từ Trung ương đến địa phương đã được thực hiện kịp thời, quyết liệt, chủ động đối phó với từng tình huống nên đã giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt là hạn chế được nhiều thiệt hại về người và tàu thuyền. 

Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2012, có 10 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta gây thiệt hại nặng về người và tài sản, 1 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp gây mưa lớn ở các tỉnh Đông Bắc Bộ. Ngoài ra, triều cường đã xảy ra nhiều đợt và ở mức cao, trong đó trên sông Sài Gòn tại Phú An đạt mức cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc từ trước tới nay. Bên cạnh đó, đã xảy ra nhiều đợt dông, lốc xoáy kèm mưa đá ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. 

Tổng hợp báo cáo tại các địa phương, thiên tai trong năm 2012 đã làm 258 người chết và mất tích; 408 người bị thương; gần 6.300 nhà bị đổ, sập, trôi; hơn 100.000 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; gần 410.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại… Ước tính tổng thiệt hại vật chất khoảng 16.000 tỷ đồng. 

Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng Cục Cứu hộ cứu nạn, Bộ Quốc Phòng kiêm Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN cho biết: So với năm 2011, số vụ thiên tai, TKCN trên biển, cháy nổ, đổ sập công trình tăng 24% (3.403/2.754 vụ), song số người chết giảm 17% (645/781 người). Công tác TKCN trên biển của các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam hiệu quả ngày càng cao. Số người được cứu tăng 97% (4.181/2.118 người), số phương tiện được cứu tăng 72% (266/155 phương tiện). 

Vẫn còn những tồn tại 

Mặc dù công tác phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ rõ tình trạng chủ quan, phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai còn mang tính hình thức, sơ sài, công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” tại một số địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng người dân thiếu thông tin cập nhật về bão, cụ thể là bão số 8 đã ảnh hưởng nặng về tài sản tại Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng. Việc quản lý, khai thác, bảo vệ công trình PCLB chưa được tập trung đúng mức, tình trạng vi phạm Luật đê điều và Pháp lệnh PCLB còn khá phổ biến. Hệ thống các công trình phòng chống thiên tai đã xảy ra nhiều sự cố, đặc biệt là hệ thống đê điều đã có nhiều điểm sạt lở, nứt đê nghiêm trọng... 

Theo đại diện UBND tỉnh Phú Yên, ý thức và sự hợp tác của một bộ phận ngư dân với chính quyền trong công tác PCLB và TKCN chưa cao, một số ngư dân vẫn cố tình không chấp hành sự chỉ đạo của địa phương như không đưa tàu thuyền vào nơi neo đậu, không rời tàu, thuyền lồng bè khi có bão. Nhiều chủ tàu thuyền còn tắt máy không liên lạc nên không nắm được thông tin, khiến công tác quản lý tàu thuyền gặp khó khăn. 

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Ban chỉ đạo PCLB và TKCN Bộ Công thương cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa chính quyền địa phương với các nhà máy thủy điện trong việc điều tiết hồ chứa thủy điện, nhất là trong việc xả lũ. 

Ngoài ra, các đại biểu cho rằng, vẫn còn tư tưởng chủ quan trong một bộ phận nhân dân trong việc phòng chống lụt bão; công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức chưa thường xuyên, hiểu biết về thiên tai của cộng đồng chưa đầy đủ, thiếu kỹ năng đối phó với thiên tai; hệ thống thông tin liên lạc ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa còn thiếu hoặc không đảm bảo nên công tác cập nhật tình hình thiên tai và chỉ đạo chưa kịp thời… 

Chủ động đối phó 

Để khắc phục những tồn tại trong công tác PCLB và TKCN nhằm thực hiện nhiệm vụ năm 2013 đạt hiệu quả cao hơn, Bộ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương Cao Đức Phát yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện đầy đủ theo phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính”. Đặc biệt chú trọng thực hiện các biện pháp như: Kiểm tra, rà soát và kịp thời tu sửa hoặc có phương án bảo đảm an toàn các công trình đê điều, hồ đập, đường giao thông vượt lũ, khu neo đậu tàu thuyền, hệ thống điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế… Đối với hệ thống các hồ chứa nước, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa chủ hồ và chính quyền địa phương, Ban chỉ huy PCLB và TKCN các tỉnh trong việc giám sát vận hành xả lũ; đầu tư bổ sung các trạm quan trắc KTTV, hệ thống cảnh báo thông tin tới nhân dân vùng hạ lưu đập; Nghiên cứu, đề xuất chính sách sử dụng một phần dung tích hồ chứa thủy điện lớn vào việc tham gia cắt lũ cho hạ du. 

Ngoài ra, cần tăng cường công tác quản lý tàu thuyền, xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng biên phòng, khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các địa phương trong công tác quản lý tàu thuyền, đặc biệt là khi có bão, áp thấp nhiệt đới và thời tiết nguy hiểm. Đặc biệt là các tỉnh, thành phố cần phát huy hệ thống thông tin của địa phương như báo, đài của tỉnh, hệ thống phát thanh xã, phường. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương tăng cường chất lượng công tác dự báo khí tượng thủy văn, từng bước nâng cao năng lực dự báo đối với những cơn bão, lũ có diễn biến phức tạp. 

Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đề nghị, các tỉnh, thành phố cần quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ PCLB, giảm nhẹ thiên tai. Để nâng cao năng lực TKCN, các bộ, ngành, địa phương cần lập kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng công ty, xí nghiệp. Ngoài ra, để giảm bớt thiệt hại ngư dân trên biển, tiến tới cần có chế tài quy định tàu, thuyền không phương tiện kỹ thuật và cứu sinh sẽ không được ra biển, đặc biệt là việc đảm bảo thông tin liên lạc trên biển. 

Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đầu năm 2013, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện rất sớm ở phía Nam biển Đông. Vì vậy, trong mùa mưa, bão, lũ năm 2013, tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có diễn biến phức tạp. Cần chủ động đề phòng bão mạnh, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực, đặc biệt là các tỉnh miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. 

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thiên tai phải phòng tránh là chính

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI