»

Chủ nhật, 24/11/2024, 04:47:30 AM (GMT+7)

Thiên tai ngày càng diễn biến khó lường Tin ảnh

(08:18:15 AM 12/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Theo nhận định của các chuyên gia khí hậu, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và diễn biến khó lường khiến công tác dự báo gặp nhiều khó khăn.

thien[-]tai

Thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều mà miền Trung Việt Nam được coi là rốn lũ, thường xuyên bị ngập lụt

 

Tại hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao sức chống chịu của biến đổi khí hậu” ngày 10/11 ở tỉnh Quảng Ninh, GS.TS Phan Văn Tân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết những nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam cho thấy trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 độ C trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam.

 

Những năm trở lại đây, tần suất và cường độ của các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng lên rõ rệt. Nguy hiểm hơn, số lượng các cơn bão hướng vào vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực mà trong quá khứ rất ít khi hứng chịu bão, ngày càng nhiều với cường độ khá lớn.

 

Hai cơn bão Linda (năm 1997) và Durian (năm 2006) là những trận bão lịch sử, được ghi nhận do hậu quả nặng nề gây ra cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và khu vực Đồng Tháp nói riêng. Lũ lụt cũng không còn là hiện tượng tự nhiên theo quy luật trong vài năm trở lại đây. Thời gian gần đây biến đổi khí hậu còn thể hiện rõ rệt qua hai hiện tượng El Nino và La Nina dẫn đến hạn hán và mưa không theo quy luật, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng Tháp.

 thien[-]tai

Nước lũ ngập vào nhà dân là cảnh dễ bắt gặp mỗi khi mùa lũ về

 

Nghiên cứu về trường hợp tỉnh Cà Mau, TS Hoàng Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên&Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết khoảng 10 năm trở lại đây người dân nơi đây đã cảm nhận được thời tiết trở nên nóng hơn, mưa trái mùa thường xuyên hơn, đôi khi mưa rất to trong mùa khô. Có nhiều lốc, bão hơn trên biển.

 

“Nếu không có hệ thống đê biển cũng như các biện pháp công trình khác, khi thủy triều lên đỉnh có thể làm ngập 95% bán đảo Cà Mau”, ông Thắng lo ngại, “Trong khi đó nghiên cứu của Bộ Tài nguyên&Môi trường năm 2009 dự báo nước biển dâng 65-100cm sẽ làm ngập 69–89% khu vực; với đỉnh triều từ 80-175cm, sẽ làm 95 -100 % khu vực ngập trong 70cm nước.”

 

Một ví dụ nữa khá rõ ràng được ghi nhận tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) là mực nước biển trong các kỳ triều cường sau năm 2000 cao hơn trước đó khoảng 70cm và có xu thế biến động phức tạp hơn trước, mặc dù mực nước biển trung bình chỉ dâng cao khoảng 20 – 30cm so với trước những năm 1960.

 thien[-]tai

Dân phải sống chung với nước trong nhà

 

Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh những năm qua đã xảy ra nhiều thiên tai như bão, lốc, sạt lở, lũ lụt và tình hình thiên tai ngày càng trở nên phức tạp và diễn biến khó lường. Theo nghiên cứu của các cơ quan khí tượng, nhiệt độ trung bình toàn tỉnh đã tăng khoảng 0,1 – 0,3 độ C/thập kỷ. Nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt nắng nóng nhiều hơn, xảy ra cục bộ và diễn biến phức tạp; số ngày nắng nóng gay gắt cũng nhiều hơn. Mùa Đông đến muộn, rét đậm rét hại kéo dài. Xuất hiện những trận mưa đá gây thiệt hại rất lớn cho người và vật chất.

 

Về diễn biến bất thường của thiên tai, ông Hậu đưa ra dẫn chứng ngày 21/11/2006 đã xảy ra lốc xoáy và mưa đá trên địa bàn thành phố Hạ Long và vùng phụ cận làm 17 người chết, 32 tàu thuyền bị chìm, đổ 4 cần cẩu hạng nặng ở cảng Cái Lân, hàng trăm nhà dân và trụ sở cơ quan bị tốc mái, nhiều nhà cửa và cây xanh bị đổ. Năm 2008 xảy ra lũ lụt lớn nhấn chìm khu vực trung tâm thị trấn các huyện Tiên Yên và Ba Chẽ, gây thiệt hại nhiều nhà cửa và tài sản. Hay năm 2010, mưa lớn ở thành phố Hạ Long hết hợp gió to làm hàng trăm cây bị đổ, một số nhà tốc mái hoặc sập đổ. Ngày 20/4/2012, tại thành phố Hạ Long đã xảy ra trận mưa đá kèm gió lốc với kích thước viên đá rất lớn đã làm hư hỏng một số công trình nhà cửa và ô tô, làm gẫy đổ cây xanh và cột điện. Mới đây nhất, ngày 29/10/2012, cơn bão số 8 Sơn Tinh với diễn biến rất bất thường đã đổ bộ vào Quảng Ninh làm gẫy đổ một cột thu phát sóng tại thị xã Quảng Yên, làm hư hỏng một số tàu thuyền, gây ngập ủng tại một số khu vực nội thị ở Hạ Long, Móng Cái, và Ba Chẽ, làm hai người mất tích.

 

Về cơn bão Sơn Tinh, “người bình thường có thể nhìn thấy và dự đoán bão đổ bộ vào miền Trung nhưng nó lại đi dọc biển Quảng Ninh rồi bất ngờ đổ bộ vào TP Hải Phòng nên đã trở tay không kịp, gây thiệt hại lớn”, ông Tân bổ sung.

Bài và ảnh: Mạnh Cường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thiên tai ngày càng diễn biến khó lường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI