»

Thứ năm, 31/10/2024, 08:29:33 AM (GMT+7)

Rùng mình nhìn sông Mekong cạn nước

(11:56:28 AM 27/07/2019)
(Tin Môi Trường) - Những ngày qua, nhiều người đã rùng mình khi nhìn thấy hình ảnh dòng sông Mekong tại Thái Lan cạn kiệt nước.

Rùng[-]mình[-]nhìn[-]sông[-]Mekong[-]cạn[-]nước

Người câu cá trên sông Mekong ở Nakhon Phanom, Thái Lan ngày 24-7-2019 - Ảnh: REUTERS

 
Tờ Bangkok Post thông tin, tại tỉnh Nakhon Phanom, giáp biên giới với Lào, mực nước sông Mekong chỉ cao khoảng 1,5m, được xem là mức thấp nhất trong gần 100 năm qua.
 
Lo ĐBSCL khô hạn, mất lũ
 
Nói thêm về hiện trạng trên, ông Khương Lê Bình, giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, cho hay mực nước sông Tiền tại khu vực đầu nguồn Tân Châu - Hồng Ngự hiện đang thấp hơn cùng kỳ gần 2m. "Khả năng rất cao là năm nay ĐBSCL sẽ hạn hán, mất lũ" - ông Bình nhận định.
 
Nếu điều này là đúng thì với hầu hết nông dân miền Tây sẽ là họa vô đơn chí. Bởi từ đầu năm đến nay, cả hai vụ lúa đông xuân và hè thu đều rơi vào cảnh không được mùa mà còn mất giá. 
 
Nhiều người đang trông có nước rồi chờ lũ về để bù đắp sinh kế đặng kiếm con cá, con tôm. 
 
Nếu khô hạn đến sớm, lũ không về, cá tôm không có, nông dân sẽ phải quay lại làm tiếp lúa vụ 3 và câu chuyện thừa lúa, giá giảm, đất đai ngày càng cằn cỗi vì khai thác quá mức sẽ càng kéo dài cái vòng luẩn quẩn.
 
Nỗi nguy hại của người trồng lúa khi không có lũ sẽ không dừng lại ở đây. Nếu năm nay lũ không về, chờ đón nông dân ở vụ lúa đông xuân 2019-2020 sẽ là sâu rầy, dịch hại, chuột bọ…, chi phí sản xuất vì vậy sẽ tăng cao. 
 
Chưa kể, lũ không về, tôm cá trên đồng không có, mà tôm cá ở dưới ao nuôi cũng chậm lớn, hao hụt cao do thiếu nguồn nước sạch thay thế. 
 
Lũ không về, môi trường sống cũng sẽ thêm phần ô nhiễm, dịch bệnh trên người và gia súc sẽ tăng cao hơn.
 
Nhận định về việc mực nước sông Mekong xuống quá thấp, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái Mekong, cho biết nước ở lưu vực Mekong ít chắc chắn sẽ khiến nước ở ĐBSCL ít đi, kéo theo đó đỉnh lũ thấp vào khoảng giữa tháng 10 năm nay và xâm nhập mặn sẽ rất khốc liệt. Nước mặn sẽ đi sâu vào nội đồng khoảng tháng 3 năm sau.
 
Không phải ngẫu nhiên mà người dân miền Tây từ trước tới giờ hay nói "Có nước là có tiền!". Do đó, nếu năm nay mất lũ, đời sống người miền Tây chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Sống chung với… không lũ
 
Các chuyên gia cho biết có ba nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giảm nguồn nước sông Mekong. Một là hạn hán. 
 
Hai là việc giảm lượng nước xả ra từ đập thủy điện trên đầu nguồn sông Mekong. Ba là đập Xayaburi ở Lào đang tích nước để chạy thử máy phát điện.
 
Như vậy, lũ không về ĐBSCL vừa là do thiên tai, vừa là có nhân họa. Thiên tai thì lúc này lúc khác, chứ nhân họa thì mỗi năm lại thấy nhiều thêm. 
 
Nhiều chỉ dấu cho thấy hạn mặn cả nước sắp tới sẽ khốc liệt hơn cả năm 2016. 
 
Vì vậy, cùng với việc triển khai các giải pháp trung, dài hạn thì trước mắt ĐBSCL cần phải làm ngay việc trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm từ nay cho đến mùa mưa năm sau.
 
Tại các tỉnh cuối nguồn, chính quyền địa phương cần phát động người dân tăng cường tận dụng thêm ao hồ hoặc lu, khạp, bể ximăng để trữ nước mưa. 
 
Hồi năm 2016, do thiếu nước ngọt, người dân các tỉnh này đã phải mua nước sinh hoạt từ nơi khác chở về với giá 50.000-60.000 đồng/m3.
 
Song song đó, phải tính đến việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nhất là giảm diện tích trồng lúa để tiết kiệm nước. 
 
Các nghiên cứu cho thấy để sản xuất 1kg lúa phải tiêu tốn hơn 3.500 lít nước, gấp đôi so với đậu nành, gấp 4 lần so với bắp.
 
Do 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước được cung cấp từ ĐBSCL và trong bối cảnh nguồn cung đang dư thừa, giá giảm sâu như hiện nay, ĐBSCL có thể nghiên cứu giảm từ 1-2 triệu tấn lúa trong vụ thu đông 2019 và đông xuân 2020. 
 
Khuyến khích nông dân chuyển sang các loại cây trồng khác như đậu, bắp, mè… ít tiêu tốn nước hơn.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Ánh, phụ trách kỹ thuật Tiểu dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (ICRSL) tại Đồng Tháp, cho biết bà đang đề xuất với phía dự án hỗ trợ thêm chi phí bơm nước vô ruộng cho những nông dân tham gia thực hiện thí điểm các mô hình sinh kế kết hợp lúa-cá, lúa-tôm.
 
Đây là những mô hình vừa giúp nông dân tận dụng lợi thế mùa lũ, vừa giúp ĐBSCL có thể trữ lũ, lấy nước dùng dần trong mùa khô hạn.
 
Nếu các mô hình này sớm được nhân rộng sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra ngay từ đầu năm 2020.
Văn Lợi (TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rùng mình nhìn sông Mekong cạn nước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

(Tin Môi Trường) - Chuyên gia nhận định nhiều khả năng năm nay sẽ là năm ấm nhất được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng. Thời gian qua, nhiều cơn siêu bão xuất hiện với sức tàn phá khủng khiếp và đạt cấp độ cao nhất của các thang đo bão.

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI