Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo ứng phó xâm thực biển miền Tây
(22:24:39 PM 23/01/2015)Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thị sát tuyến đê biển Tây trên địa bàn huyện An Biên - An Minh
Tại đây, đoàn công tác đã đi thị sát các khu vực cửa sông, vùng biển, cống Xẻo Nhàu, cảng cá Xẻo Nhàu, hiện trạng đê biển, rừng phòng hộ ven biển An Minh, cống và khu dân cư Kim Quy…
Ảnh hưởng BĐKH tác động rõ nét
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi cho biết, với chiều dài bờ biển khoảng 200km, Kiên Giang có hệ thống đê biển khoảng 212km và 82 cửa sông rạch kéo dài qua 8 huyện, thị. Trong những năm qua, quan trắc cho thấy mực nước biển dâng hàng năm 1cm và theo tính toán, nếu bước biển dâng cao 0,5m thì có hơn 50% diện tích tỉnh bị ngập, nước biển dâng cao 1m thì có 66% và nếu 1,5m thì có trên 95% diện tích bị ngập.
Báo cáo và quan sát diễn biến trên thực địa cho thấy tình trạng không ổn định và thay đổi theo chiều hướng ngày càng xấu hơn của khu vực ven biển, rừng phòng hộ ven biển, việc bồi tụ, xói lở diễn ra phức tạp. Bờ biển nhiều đoạn đang bị sóng vỗ trực tiếp, gây xói lở nghiêm trọng, vào tận khu dân cư ở Hòn Đất, An Biên, An Minh.
Ở một số cửa sông, kênh chưa có cống nên không chủ động được lịch sản xuất theo thời vụ. Tại cảng cá Tắc Cậu bị ngập, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống dân cư.
Thời gian qua, Kiên Giang được đầu tư một số dự án xây dựng, củng cố nhiều tuyến đê biển, xây dựng nhiều cống, trồng rừng phòng hộ, ngăn mặn với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng.
Mặc dù hệ thống đê biển chưa khép kín nhưng từng đoạn, tuyến cũng đã phát huy tác dụng tích cực trong bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do điều kiện địa chất, địa mạo và đặc điểm thủy văn trong vùng hết sức phức tạp nên các biện pháp công trình có suất đầu tư lớn, rất tốn kém, việc huy động các nguồn vốn để thực hiện các dự án đê biển, thủy lợi trong vùng chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư.
Đánh giá cụ thể để quy hoạch sản xuất phù hợp
Đánh giá cao những kết quả phát triển KTXH trên địa bàn Kiên Giang, cũng như công tác ứng phó biến đổi khí hậu của địa phương trong năm 2014 vừa qua. Phó Thủ tướng chia sẻ với thách thức đã và đang ngày càng rõ rệt và nặng nề trong khu vực là tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng. Đồng thời, nêu rõ quan điểm xây dựng đê bao và các công trình phòng chống lụt bão là quá trình lâu dài, trong điều kiện ngân sách còn rất hạn chế, để nâng cao năng lực sản xuất và phòng chống thiên tai, ngoài các giải pháp công trình, cần thực hiện nhiều hơn các giải pháp phi công trình có chi phí thấp hơn nhưng hiệu quả cao và bền vững như trồng cây chắn sóng, tạo bãi bồi, quản lý vùng thiên tai, dự báo, cảnh báo sớm thiên tai…
Theo kịch bản BĐKH, đến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển dâng cao thêm 1m, có thể ảnh hưởng tới 10% GDP, tác động đến 11 triệu người, 40% diện tích ĐBSCL, 20% diện tích TPHCM có nguy cơ bị ngập. BĐKH sẽ dẫn tới xâm nhập mặn sâu hơn, đặc biệt gây ra những khó khăn trong cân bằng nước đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất.
Nêu ra kịch bản này, Phó Thủ tướng đề nghị Kiên Giang phối hợp với Bộ NN&PTNT đánh giá cụ thể các tác động của BĐKH trong từng giai đoạn để rà soát, quy hoạch lại sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng (chẳng hạn khu vực nào tiếp tục trồng lúa, khu vực nào phải chuyển sang nuôi trồng thủy sản, hải sản… vì nếu xâm nhập mặn vào sâu, diện tích trồng lúa có thể bị thu hẹp hơn hay nghiên cứu giống cây trồng có khả năng chịu mặn hơn).
Tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh chương trình xây dựng đê, cống vốn là giải pháp "mềm" để sống chung với lũ. Tinh thần là tập trung nguồn vốn triển khai sớm các dự án thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong vùng; chỉ đạo việc triển khai quy hoạch cấp nước, thoát nước Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL (theo Quyết định số 2065/QĐ-TTg và Quyết định số 2066/QĐ-TTg); Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện BĐKH, nước biển dâng (theo Quyết định số 1397/QĐ-TTg).
Đặc biệt là đề án Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, rừng phòng hộ cần được chú trọng và xây dựng phương án các hồ chứa nước ngọt, kiểm soát khai thác nước ngầm tại vùng ĐBSCL cũng cần được đặt ra. Bộ TNMT và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn thành các nghiên cứu, đánh giá, kiến nghị Chính phủ có chỉ đạo kịp thời.
Các Bộ liên quan sớm hướng dẫn cụ thể cho địa phương
Về các kiến nghị của địa phương, vấn đề tăng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm để đầu tư Chương trình nâng cấp đê biển, ứng phó biến đổi khí hậu được coi là nhu cầu thực tế, bức xúc của nhiều địa phương để chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong kế hoạch năm 2015, mặc dù ngân sách còn hết sức khó khăn, vừa qua Thủ tướng cũng đã quyết định phân bổ 115 tỷ đồng cho dự án cống sông Kiên - TP Rạch Giá (năm 2013 và 2014 đã bố trí 55 tỷ đồng), đồng thời bố trí 59 tỷ đồng để tỉnh thực hiện một số dự án trồng rừng ngập mặn ven biển theo Chương trình Hỗ trợ ứng phó với BĐKH. Các Bộ liên quan tiếp tục quan tâm, có đánh giá suất đầu tư, cân đối vốn hỗ trợ các địa phương thực hiện, tiếp tục nghiên cứu, vận động các nhà tài trợ để tranh thủ các nguồn vốn ứng phó biến đổi khí hậu hỗ trợ cho địa phương.
Về vấn đề nghiên cứu hình thức công trình ngăn nước biển, mô hình trồng rừng chống xâm thực bờ biển ở Kiên Giang nói riêng và vùng ven biển ĐBSCL, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ sớm có nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương áp dụng các mô hình phù hợp đối với từng khu vực, tránh gây tác động đến xói lở tại khu vực khác, lãng phí trong đầu tư, nhưng phải đảm bảo an toàn ở những khu vực cần thiết phải bảo vệ.
Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến xử lý một số kiến nghị cụ thể của tỉnh Kiên Giang về vấn đề tăng kế hoạch đầu tư, tìm nguồn vốn, kêu gọi tài trợ để bảo đảm chương trình củng cố, nâng cấp đê biển hoàn thành đúng kế hoạch; chính sách hỗ trợ trực tiếp người sản xuất xuất hay việc tập trung hỗ trợ cho địa phương, việc cấp vốn cho đầu tư cảng cá, rừng phòng hộ ven biển.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).