»

Chủ nhật, 24/11/2024, 14:43:42 PM (GMT+7)

Ninh Thuận chuyển đổi gần 1.200 ha cây trồng trên vùng đất khô hạn

(16:23:56 PM 15/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, năm 2019 tỉnh Ninh Thuận sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng gần 1.200 ha để tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích cho người nông dân trên vùng đất khô hạn.

Ninh[-]Thuận[-]chuyển[-]đổi[-]gần[-]1.200[-]ha[-]cây[-]trồng[-]trên[-]vùng[-]đất[-]khô[-]hạn

Ảnh minh hoạ: IE

 
Ông Phan Quang Thựu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, Ninh Thuận là địa phương thường hay xảy ra tình trạng khô hạn kéo dài, thiếu nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi và nước cho sinh hoạt.
 
Để tiết kiệm nguồn nước tưới, đảm bảo hiệu quả sản xuất, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với chính quyền các địa phương tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sử dụng tiết kiệm nước tưới, đảm bảo cân đối để dự phòng nguồn nước cho sinh hoạt, nước uống gia súc và nước phục vụ sản xuất cho cả năm.
 
Ngay vụ Đông Xuân 2019, hơn 530 ha đất trồng lúa và đất khác được chuyển sang trồng cây ngắn ngày và cây dài ngày. Số diện tích còn lại được xác định chuyển đổi ở vụ Hè Thu và vụ Mùa tiếp theo trong năm.
 
Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đã giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh tăng cường hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiên khô hạn của địa phương.
 
Cụ thể như mô hình tưới nước tiết kiệm; xen canh cây dài ngày với rau màu (kiểu lấy ngắn nuôi dài) có hiệu quả; áp dụng và nhân rộng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap đối với một số loại cây trồng đặc thù như nho, táo, rau màu…            
Ông Nguyễn Tin, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận cho biết, để thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang phối hợp với ngành chức năng và chính quyền các địa phương chủ động rà soát, xác định lại quy mô, đối tượng cây trồng ở khu vực thường xuyên thiếu nước hoặc phải tưới bằng động lực, không có hiệu quả như ở một số địa phương của các huyện Thuận Bắc, huyện Ninh Phước, huyện Thuận Nam và Ninh Hải.
 
Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, tạo sự đồng thuận cao trong hành động; đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, nhất là việc giao nhiệm vụ cụ thể đến từng vùng (khu vực hồ chứa, trạm bơm) để thực hiện một cách tốt nhất.
 
Theo ông Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, việc tổ chức chuyển đổi cơ cấu cây trồng thuộc trách nhiệm chính của các địa phương, do đó UBND các huyện phải đặc biệt quyết liệt trong việc chuyển đổi, góp phần hoàn thành chỉ tiêu mà tỉnh giao, trọng tâm là tại các vùng thiếu nước, vùng gò đồi, vùng tưới của các trạm bơm, khu vực tưới các hồ có dung tích nhỏ.
 
Mặt khác, UBND các huyện khẩn trương tổ chức triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước, có hiệu quả kinh tế theo hướng bền vững tại khu vực tưới các hồ, đập có dung tích nhỏ, khu vực tưới các trạm bơm động lực; đồng thời tiếp tục nghiên cứu triển khai nhân rộng ra các khu vực khác.
 
UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã có chính sách hỗ trợ lần đầu cho người dân tham gia chuyển đổi cây trồng; đồng thời hỗ trợ người dân thực hiện mô hình chuyển đổi có hiệu quả, để có điều kiện tiếp tục nhân rộng diện tích chuyển đổi cây trồng theo hướng bền vững.
 
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, trong năm 2018, toàn tỉnh đã chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây trồng dài ngày được gần 300 ha. Một số loại cây trồng đang cho hiệu quả kinh tế cao như nho, táo, măng tây xanh….
 
Hiện nay hơn 40 ha nho thu hoạch đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha/vụ; với giá bán trung bình 30.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được cao hơn trồng lúa 18 lần. Còn với cây măng tây xanh, năng suất bình quân 12 tấn/ha/ năm; với giá bán bình quân 50.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được 150 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 5 lần so với trồng 3 vụ lúa/năm. Riêng với diện tích cây ăn quả chuyển đổi hiện đang trong giai đoạn kiến thiết, khả năng mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan.
 
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng không những mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên đơn vị diện tích. Đặc biệt hơn là tiết kiệm đáng kể lượng nước từ 25 - 30%; hạn chế được tình trạng hoang hóa đất nông nghiệp do thiếu nước bỏ vụ kéo dài.
 
Đây chính là cơ sở để người dân thay đổi tập quán sản xuất và cũng tạo điều kiện để ngành nông nghiệp Ninh Thuận thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong năm 2019.
Công Thử
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ninh Thuận chuyển đổi gần 1.200 ha cây trồng trên vùng đất khô hạn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI