Nghệ An: Hàng trăm hộ dân bị đe dọa bởi núi lở
(11:44:32 AM 05/06/2012)
Một tảng đá lớn rơi từ trên núi xuống ngáng giữa đường đi sau một cơn mưa lớn
Khe Choóng và Khe Ò là 2 bản nằm trong diện di dời do chịu ảnh hưởng trực tiếp của công trình thuỷ điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương (Nghệ An). Sau 8 năm chuyển về nơi ở mới, hàng trăm hộ dân nơi đây lại phải đối mặt với tình trạng sạt lở núi nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống và đe doạ tới tính mạng của người dân.
Gần 1 năm nay, gia đình anh Lương Văn Chanh - bản Khe Choóng đã không còn ở trong ngôi nhà do bản quản lý dự án thuỷ điện 2 xây dựng nữa, mà chuyển đến một căn lều dựng tạm ngoài triền sông. Trước đó, tháng 6/2011, trong cơn bão số 2, khu vực nhà bếp của gia đình anh Chanh bị vùi lấp bởi đống đất đá lớn từ vách núi Nhạn Cuộng này rơi xuống. Quá bất ngờ và lo sợ, anh vội vã đưa vợ con đi khỏi nhà, đề phòng tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Anh Lương Văn Chanh cho biết: "Sợ quá có dám ở mô... Đất đá tự nhiên rơi xuống giữa trưa, may mà lúc đó không có ai ở trong nhà. Thôi đành phải chuyển đi chỗ khác ở cho an toàn hơn".
Gia đình anh Lương Văn Chanh chỉ là một trong khá nhiều hộ dân của bản Khe Choóng - thuộc khu tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ những vụ sạt lở núi. Chuyển về nơi ở mới từ cuối năm 2004, nhưng ngay sau đó hàng trăm hộ dân nơi đây đã phải đối mặt với tình trạng này.
Nhà cửa bị đất đá vùi lấp
Ban đầu là những đụn đất đá nhỏ rơi xuống vào mùa mưa bão, dần dần đất lấn xuống với mật độ dày hơn. Để đối phó với tình trạng trên, năm 2007 - BQLDA thuỷ điện 2 đã cho xây dựng những kè chống sạt lở. Thế nhưng không mấy khả quan hơn khi đất đá trên núi dồn xuống đẩy kè mỗi lúc mỗi sát với nhà dân. Và hàng trăm hộ dân bản Khe Choóng đang sống trong tình trạng hoang mang, bế tắc.
Ông Kha Văn Nguyên ngậm ngùi: "Nhà tôi ở sát núi. Mà ngay sau nhà tôi có hố nước từ trên núi xuống. Rồi mưa bão nhiều không biết sẽ sụt lún lúc nào nữa đây... Bà con dân bản ta sợ lắm rồi".
Kè chống sạt lở cũng bị kéo xuống từ từ áp sát nhà dân
Cũng phải đối mặt với tình trạng sạt lở núi, bản Khe Ò chuyển về khu tái định cư mới với gần 50 hộ dân. Tuy nhiên, lo sợ và bất an về sự cố sạt lở núi, nên chỉ có 9 hộ dám trụ lại bản. Từ sau vụ sạt lở vào tháng 6/2011, phiến đá nặng hàng tấn rơi từ núi xuống làm đổ nhà dân và lần lượt 35 hộ dân trong bản bỏ đi ngay sau đó. Và tàn dư của nó thì vẫn hiên ngang nằm đây.
Ông Lương Hữu Nội - Trưởng khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ phân bua: "Khi mọi việc xảy ra thì huyện có xuống hỏi thăm, hỗ trợ di dời cho 7 gia đình, mỗi gia đình 7 triệu đồng. Nhưng sau đó dân họ sợ bỏ đi, không có tiền hỗ trợ cũng đi".
Không khó để nhận thấy vẻ hoang tàn của khu tái định cư bản Khe Ò. Chấp nhận bỏ đi và làm nhà tạm sống ven sông là cách mà một số hộ dân nơi đây đã chọn để tiếp tục cuộc sống mưu sinh. Đây cũng là cách duy nhất người dân có thể làm được để bảo vệ tính mạng và những người thân trong gia đình.
Tình trạng nhà cửa bị nứt tường đã quá quen thuộc với người dân nơi đây
Những ngôi nhà như thế này đã bị bỏ hoang từ nhiều tháng nay. Không biết đã có bao nhiêu tiền của được đổ vào đây nhằm xây dựng một khu tái định cư ổn định cho người dân tái định cư thủy điện Bản Vẽ. Tuy nhiên giờ đây tất cả tròn trĩnh con số không.
Một mùa mưa bão nữa lại đang tới gần. Và thêm một lần nữa hàng trăm hộ dân còn lại của 2 bản Khe Choóng và Khe Ò thuộc khu tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ lại tiếp tục phải sống trống trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" bởi sự đe dọa của sạt lở núi.
Những ngôi nhà bị bỏ hoang như thế này xuất hiện ngày càng nhiều
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).