»

Thứ bảy, 23/11/2024, 19:43:49 PM (GMT+7)

Nâng cao khả năng chống chịu trước các rủi ro thiên tai

(07:27:29 AM 07/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/12, tại Nam Định, Văn phòng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, Ủy ban quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB VN), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định đã phối hợp tổng kết chương trình "Khu dự trữ sinh quyển: An ninh kinh tế và môi trường” (BREES) được triển khai tại Khu Dự trữ sinh quyển sông Hồng. Sáng kiến BREES thuộc chương trình "Giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2010 - 2017" giai đoạn 3.

 

 

Thông qua việc triển khai sáng kiến tại Khu Dự trữ sinh quyển sông Hồng, nhà trường, cộng đồng và cha mẹ học sinh đã và đang cùng xúc tiến các hành động nhằm ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu tại mỗi địa phương. Mô hình gắn kết giáo viên, học sinh và thành viên cộng đồng đã thể hiện một phương thức khả thi và hữu hiệu đóng góp vào việc nâng cao khả năng chống chịu của tầng lớp thanh thiếu niên và người trưởng thành tại Việt Nam trước các rủi ro và đe dọa mà biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai và mất đa dạng sinh học gây nên.  

 

Tại Nam Định, BREES được triển khai tại 5 trường học của huyện Giao Thủy. Chương trình gồm ba hợp phần là nâng cao năng lực cho giáo viên, nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh và cộng đồng và tổ chức các cuộc thi cho học sinh nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của các em trong việc đề xuất và thực hiện những sáng kiến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

 

  Những kiến thức này được giáo viên của 5 trường tích hợp, lồng ghép vào các bài giảng, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các em triển khai một số ý tưởng đề án đã được trao Giải thưởng Sinh quyển 2013 – Khu Dự trữ sinh quyển sông Hồng như đề án “Trồng rau hữu cơ trong vườn trường” (Trường Tiểu học Giao Thiện A), “Ủ phân compost từ rơm rạ và rác thải hữu cơ” (Trường THCS Giao Lạc), “Sử dụng đệm lót vi sinh trong chăn nuôi ở các hộ gia đình” (Trường THPT Giao Thủy)…  

 

Theo bà Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, kết quả của sáng kiến sẽ được chia sẻ với các đối tác hữu quan, các nhà tài trợ tiềm năng cũng như các khu dự trữ sinh quyển khác để làm nguồn tham khảo giá trị cho việc triển khai tại nhiều địa phương khác.  

 

Kinh nghiệm của dự án sẽ được chia sẻ thông qua Mạng lưới xanh các khu dự trữ sinh quyển và các khu di sản thiên nhiên thế giới khu vực châu Á Chương trình BREES được khởi động triển khai tại Khu Dự trữ sinh quyển sông Hồng từ tháng 1/2013. Giai đoạn 1 và 2 của chương trình đã bước đầu thực hiện thành công tại Khu D ự trữ Sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng).

Hiền Hạnh (Monre)
Từ khóa liên quan: chống chịu, rủi ro, thiên tai, UNESCO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nâng cao khả năng chống chịu trước các rủi ro thiên tai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI