Lũ nhấn chìm hàng trăm ha lúa và hoa màu ở Kiên Giang
(13:51:30 PM 06/10/2011)
Ảnh minh họa
Tại huyện Hòn Đất, với 3.720 ha lúa thu đông được gieo sạ, tập trung chủ yếu ở phía Bắc quốc lộ 80, do mưa lũ nên nông dân phải gặt lúa non hơn 1.500 ha, năng suất thấp; đã có 397 ha bị mất trắng. Hiện toàn huyện còn 1.240 ha trong vùng có đê bao, các trà lúa đang phát triển tốt. Nếu mực nước lũ lên thêm khoảng 50-60 cm nữa, nông dân sẽ phải gặt lúa non, thiệt hại có thể lên đến 1.000 ha.
Trong khi đó, huyện Kiên Lương đã có 152 ha lúa hè thu muộn và 406 ha lúa thu đông đang bị nước lũ đe dọa. Đối phó với lũ, lực lượng bộ đội, dân quân hỗ trợ gặt 12 ha lúa hè thu thu hoạch muộn của 2 hộ nông dân. Đối với 140 ha lúa hè thu có đê bao nhưng còn yếu, bên trong lúa bắt đầu đang trổ đòng, trước mắt các chủ hộ chủ động dùng máy gặt đập liên hợp thu hoạch 100 ha. Những ngày tới, lực lượng bộ đội và dân quân sẽ hỗ trợ gặt 40 ha ở khu đất trũng còn lại. Ngoài ra, Tỉnh đội sẽ hỗ trợ gặt 40 ha lúa hè thu muộn của trại thực nghiệm giống cây trồng. Đối với vụ lúa thu đông, phần lớn đều có đê bao khép kín, do lúa còn khoảng 1 tháng nữa mới thu hoạch nên huyện sẽ đưa lực lượng bộ đội khẩn trương đào đắp, gia cố xong đê bao cho 6 ha lúa bị đe dọa nghiêm trọng nhất.
Nằm trong vùng ngập sâu và ngay đầu nguồn lũ, huyện vùng biên giới Giang Thành đã có kế hoạch chủ động phòng, chống từ rất sớm. Huyện phối hợp Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 30 (Sư đoàn 4), Đại đội Bộ binh huyện Giang Thành, các đồn Biên phòng đóng trên địa bàn huy động gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ giúp dân đắp bờ bao đê, bơm tát, vận chuyển, thu gom hàng chục tấn lúa…
Tuy 2 đập Tha La và Trà Sư đã được tỉnh An Giang đóng lại từ ngày 30/9, nhưng nước lũ vẫn tiếp tục lên do nước lũ thượng nguồn từ Campuchia tràn sang cùng với mưa, đã làm "mất trắng" 237,5 ha lúa thu đông trong tổng số 5.056,6 ha bị ngập; 306 ha hoa màu bị thiệt hại; 786 căn nhà cùng 50,270 km đường nông thôn, 950 đường vào khu hành chính huyện và nhiều vườn cây ăn trái, ao nuôi của người dân bị ngập. Ngành giáo dục huyện đã cho 260 em học sinh thuộc 50 điểm trường tiểu học T4, kênh Năng, kênh 15, Đồng Cơ 1, Đồng Cơ 2 và 1 điểm trường mẫu giáo ấp Mới nghỉ học. Lũ cũng đã phá đê kênh Nông Trường, Rạch Gỗ, toàn tuyến đê bao ngăn mặn Cả Đôi-Rạch Gỗ và các trạm bơm nước tưới tiêu.
Do lũ lớn, trên địa bàn tỉnh đã có 4 người chết, trong đó tại huyện Giang Thành có 2 người, huyện Hòn Đất 2 người. Thương tâm nhất là trường hợp hai chị em Mai Thị Kiều Oanh (4 tuổi) và Mai Thị Thanh Kiều (2 tuổi) ngụ tổ 5, ấp Phước Thái, xã Mỹ Phước (Hòn Đất) dắt nhau ra bờ kênh cách nhà khoảng 60 m chơi. Cháu Kiều bị sảy chân rơi xuống nước, cháu Oanh nhảy theo em và nước lũ chảy xiết đã cuốn trôi cả hai. Trong mấy ngày qua, nước lũ thượng nguồn đổ về mạnh, bà con trong vùng lũ cần quan tâm hơn đến con em mình, không để trẻ em đi ra khỏi nhà một mình, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Lê Sen
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).