Lở núi vùi lấp nhiều cơ quan ở Quảng Ngãi 
(08:09:26 AM 19/12/2013)
Thống kê của UBND huyện Sơn Tây, sau trận lũ lịch sử, chưa đầy 1 tháng qua, những quả đồi ở huyện vùng cao Sơn Tây liên tục sạt lở nghiêm trọng vùi lấp ít nhất 5 trụ sở cơ quan nhà nước gồm Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm thú y, Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình, Trạm y tế xã Sơn Tân.
Trong đó, Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình bị vùi lấp toàn bộ hệ thống máy in, máy tính cùng nhiều tài liệu. Ông Thân Hà Huy, Cán bộ trung tâm cho biết, đơn vị phải mượn tạm phòng làm việc của Ban quản lý rừng phòng hộ của huyện để làm việc tạm, ảnh hưởng rất lớn đến công việc.
Núi lở vùi lấp, gây hư hỏng nặng Trạm bảo vệ thực vật, Trạm thú y và Trạm khuyến nông khiến hàng chục cán bộ của ba cơ quan này phải sơ tán làm việc tạm trong khuôn viên chật chội ở Trạm y tế xã Sơn Mùa, cách nơi cũ hơn 3 km. Đến sáng 18/12, các cơ quan nhà nước bị núi chôn vùi nơi đây vẫn chưa được khắc phục.
Chị Lê Thị Kim Luyến, cán bộ Trạm y tế xã Sơn Tân lo lắng, núi lở đã cuốn phăng 10 m tường rào, tiến sát vào sát chân tường của cơ quan chỉ còn 2 m. " Trạm mới xây dựng đưa vào hoạt động đầu năm nay. Nếu mưa lớn kéo dài, núi tiếp tục sạt lở thì chúng tôi buộc phải chuyển đi để tránh nguy hiểm đến tính mạng", chị Luyến nói.
Khu nhà bán trú của hàng trăm học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, xã Sơn Mùa, huyện vùng cao Sơn Tây chênh vênh bên bờ vực sạt lở.
Lở núi không chỉ chôn vùi nhiều cơ quan mà còn uy hiếp nhiều khu dân cư ở các xã Sơn Liên, Sơn Long. Hàng ngày, người dân khu tái định cư thôn Nước Vương, xã Sơn Liên nơm nớp lo sợ vì sạt lở ngày càng ngoạm sâu vào nhà ở của đồng bào nơi đây.
Đất đá vùi lấp nhiều tuyến đường từ trung tâm huyện Sơn Tây về các xã. Cán bộ đi lại làm việc phải lội trong bùn đất, đi theo nhóm để kịp thời giúp đỡ lẫn nhau khi gặp tình huống xấu.
Đất, đá ngập tràn gây nguy hiểm cho người đi đường ở huyện vùng cao Sơn Tây. Trao đổi với VnExpress sáng 18/12, ông Lê Văn Tùng, Chủ tịch huyện cho biết, nguy cơ núi tiếp tục sạt lở là rất lớn.
Nhiều tảng đá lớn treo lơ lửng chắn ngang tuyến đường từ trung tâm huyện về xã Sơn Liên. "Núi lở kéo theo đất, đá vùi lấp trụ sở cơ quan, gây ách tắc trên nhiều tuyến đường giao thông với khối lượng quá nhiều nên huyện đã kiến nghị tỉnh sớm bố trí kinh phí giúp địa phương khắc phục, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ yên tâm công tác", ông Tùng nói
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
-
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
-
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
-
Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
-
Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
-
Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
-
Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
-
Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
-
Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)