Kiên Giang: Hơn 385 km bờ sông, bờ biển bị sạt lở
(14:08:43 PM 08/08/2014)Ảnh: TL
Điển hình như tuyến bờ biển dài hơn 200 km từ Mũi Nai (Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (An Minh) tiếp giáp với tỉnh Cà Mau có nhiều đoạn bị sạt lở gần đến chân đê quốc phòng. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu , nước biển dâng và nhiều tác động bất lợi khác ...Bên cạnh đó, đai rừng ngập mặn phòng hộ ven biển mỏng và nhiều đoạn rừng mất đi, không còn khả năng phòng hộ bảo vệ, làm giảm cường độ của sóng biển đánh mạnh vào bờ. Tình trạng khai thác đánh bắt ven bờ vừa gây suy kiệt nguồn lợi thủy sản, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái rừng, biển ven bờ làm mất khả năng tái tạo, phục hồi của rừng phòng hộ.
Tình trạng sạt lở hai bên bờ cũng xuất hiện ở hầu hết các con sông, kênh xáng, nhất là những dòng sông, kênh rạch dọc theo tuyến Quốc lộ 80, 61 và 63. Do lượng tàu thuyền lưu thông với mật độ dày, tạo sóng mạnh đánh vào bờ và xe có trọng tải nặng chạy trên đường, gây áp lực tải trọng mặt đường, nhất là những đoạn nền đất yếu. Cùng với đó, trên vùng Tứ giác Long Xuyên, vào mùa lũ hàng năm, nước lũ thượng nguồn đổ về khối lượng lớn, cường độ mạnh kết hợp với mưa bão kéo dài gây sạt lở, nhất là những khu vực tiếp giáp nhiều nguồn nước tạo dòng xoáy tác động vào hai bên bờ sông, kênh rạch.
Theo ông Lâm Hoàng Sa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, tỉnh đang xây dựng dự án khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển để thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án đã được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức thống nhất, đang trong quá trình hoàn thiện dự án, dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2015.
Trong quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi đa mục tiêu vùng đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2020, định hướng năm 2030 ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phục vụ phát triển sản xuất toàn vùng, Kiên Giang được phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng hoàn thiện đê biển Tây, một số tuyến đê sông, xây dựng nhiều công trình thủy lợi trọng điểm. Các công trình này sẽ góp phần hạn chế, khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển.
Trước mắt, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với các địa phương rà soát lại những bờ sông, bờ biển bị sạt lở, tập trung gia cố, bồi trúc và trồng cây gây rừng. Tỉnh tiếp tục thực hiện nhanh những dự án khôi phục rừng ngập mặn phòng hộ ven biển tại các huyện An Biên, An Minh, Hòn Đất và Kiên Lương. Khoán bảo vệ phát triển rừng cho hộ dân và kiểm soát chặt chẽ việc trồng rừng theo đúng tỷ lệ quy định để tái sinh, khôi phục nhanh rừng ngập mặn ven biển, tăng khả năng phòng hộ, ứng phó trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Các mô hình canh tác có hệ thống cây xanh chống xói lở, sạt lở đất, chắn gió bảo vệ mùa màng được khuyến khích xây dựng, ổn định mô hình sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, năng suất và chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).