»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:17:06 AM (GMT+7)

Jakarta chìm nhanh nhất thế giới, TP.HCM đứng thứ 3

(20:18:34 PM 03/05/2019)
(Tin Môi Trường) - Việc Indonesia quyết định dời đô vì kẹt xe và ngập lụt nhắc nhở một thực tế rằng có hàng ngàn đô thị khác trên thế giới đang hoặc sắp chịu chung số phận trong tương lai gần.

Jakarta[-]chìm[-]nhanh[-]nhất[-]thế[-]giới,[-]TP.HCM[-]đứng[-]thứ[-]3

Trong tương lai không xa, Jakarta sẽ trở thành một thành phố dưới nước - Ảnh: REUTERS

 
Đại đô thị Jakarta là thành phố lớn thứ hai thế giới, dân số lên đến 30 triệu người. Trong 30 năm qua, mực nước biển xung quanh Jakarta đã dâng lên 3m (bao gồm nước biển dâng và sự sụt lún), biến nó trở thành đô thị chìm nhanh nhất thế giới.
 
Tại nhiều khu vực trong thành phố, đất sụt lún với tốc độ kinh hoàng lên đến 10cm mỗi năm (tức 1m trong 10 năm). Tình trạng ngập nước không xa lạ gì với Jakarta nhưng những gì xấu nhất vẫn còn ở phía trước, theo cảnh báo của giới nghiên cứu.
 
Có 13 con sông chảy xuống từ các vùng núi của Indonesia xuyên qua Jakarta. Trong lúc thành phố chìm dần, người ta lại xây lên những bức tường cao dọc hai bên bờ để ngăn nước tràn vào thành phố.
 
Thực tế chúng khá là mong manh.
 
Jakarta[-]chìm[-]nhanh[-]nhất[-]thế[-]giới,[-]TP.HCM[-]đứng[-]thứ[-]3
Quận Pluit của Jakarta nằm dưới mực nước biển. Sau trận lụt năm 2007 (ảnh trái), chính quyền phải dựng lên một bức tường ngăn nước (phải) - Ảnh: Research Gate
 
Jakarta có một số đặc thù riêng. Hầu hết nhà cửa trong thành phố không kết nối với hệ thống cấp nước, do đó người dân buộc phải dùng nước giếng. Khai thác nước ngầm ào ạt là nguyên nhân chủ yếu khiến đất lún.
 
Các đây 100 năm, thủ đô Tokyo của Nhật Bản cũng ở vào tình thế tương tự. Bơm nước ngầm khiến tốc độ chìm của thành phố còn nhanh hơn Jakarta bây giờ.
 
Sau Thế chiến thứ hai, chính quyền Tokyo quyết liệt cấm khai thác nước ngầm và thậm chí còn bơm thêm nước vào lòng đất. Kết quả rất thành công: Tokyo bây giờ không còn lún nữa.
 
 

Jakarta[-]chìm[-]nhanh[-]nhất[-]thế[-]giới,[-]TP.HCM[-]đứng[-]thứ[-]3 

Khu vực đông Jakarta trong trận lũ lịch sử năm 2007 - Ảnh: REUTERS
 
Trở lại Jakarta, chính phủ Indonesia nhấn mạnh dời đô không có nghĩa là Jakarta bị bỏ hoang, họ muốn biến nó thành trung tâm tài chính như New York ở Mỹ. Tuy nhiên, với một tâm trạng bi quan, thị trưởng Jakarta Anies Baswedan không cho rằng đó là giải pháp.
 
Trước hết, tình trạng kẹt xe ở Jakarta là do phương tiện cá nhân (chủ yếu ôtô) gây ra, không phải do vài chiếc xe của các bộ ngành chính phủ - ông Baswedan chỉ ra.
 
Thứ hai, dù có tính cách nào đi nữa, một thành phố chìm dưới nước không phải là tương lai dành cho bất cứ ai, cả người dân lẫn chính phủ. Dời thủ đô sẽ không giúp gì được cho những ai không có chỗ để đi.
 
Và trong khi chờ các giải pháp được triển khai, các chuyên gia cảnh báo bất cứ sự cố vỡ đê hoặc thiên tai lớn cũng có thể dẫn đến một thảm họa nhân đạo ở Jakarta như hồi năm 2007, thương vong có thể lên đến hàng trăm ngàn người.
TP.HCM nằm trong top 10 thành phố bị nước biển đe dọa
 
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và tổ chức, trong đó có Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), có khoảng 4.000 đô thị lớn ven biển (dân số trên 150.000 người) trên khắp thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng, trong đó 10 thành phố nguy cấp nhất bao gồm:
 
1. Jakarta, Indonesia
 
2. Manila, Philippines
 
3. TP.HCM, Việt Nam
 
4. New Orleans, Louisiana, Mỹ
 
5. Bangkok, Thái Lan
 
6. Osaka, Nhật Bản
 
7. Dhaka, Bangladesh
 
8. Thượng Hải, Trung Quốc
 
9. Venice, Ý
 
10. Alexandria, Ai Cập
Phúc Long
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Jakarta chìm nhanh nhất thế giới, TP.HCM đứng thứ 3

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI