Indonesia: Sóng thần 1m đánh vào đảo Sumatra
(08:13:52 AM 12/04/2012)Cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia cho biết họ vẫn đang tiến hành đánh giá mức độ thiệt hại và thương vong từ trận sóng thần này đồng thời dự báo các cơn dư chấn nhỏ sẽ tiếp tục xuất hiện ở khu vực phía Tây nước này.
Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã phát cảnh báo sóng thần đến 28 quốc gia. Indonesia vừa đưa ra cảnh báo sóng thần mới sau những dư chấn từ trận động đất 8,3 độ Richter lúc 17g43.
Một quan chức địa phương tên Harjadi cho biết cảnh báo sóng thần mới được đưa ra cho cư dân sinh sống dọc theo bờ biển phía tây của nước này, bao gồm đảo Sumatra và quần đảo Mentawai.
Lúc 17g43 phút, lại có thêm một trận động đất nữa ở Ấn Độ Dương, cũng ở bờ Tây của đảo Sumatra. Trận động đất này có cường độ 8,3 độ Richter. Trước đó, đã có động đất 8,7 độ richter.Từ trận động đất đầu tiên lúc 15g38 đến trận động đất lớn thứ hai đã liên tục có 8 cơn dư chấn ở khu vực này với cường độ từ 5,2 đến 6,4 độ richter.
Theo Reuters, Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cho hay sóng thần cao 17cm sinh ra từ trận động đất đang hướng về tỉnh Aceh của Indonesia. Có vẻ như đây không phải là một trận sóng thần lớn. Các chuyên gia nói họ vẫn đang tiếp tục theo dõi.
Theo AFP, trận động đất 8,7 độ Richter trước đó đã tạo ra một đợt sóng cao 80cm nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.
Vị trí động đất |
Indonesia ban bố một lệnh cảnh báo sóng thần sau trận động đất ban đầu 8,7 độ richter xảy ra ở vùng biển khơi thuộc tỉnh cực tây Aceh.
Theo Cơ quan khí tượng và khảo sát địa chấn Hoa Kỳ, trận động đất có độ lớn đến 8,7 độ richter, còn mạng quan sát động đất Geofon thì cho rằng động đất đến 8,9 độ richter.
Trận động đất cách Aceh 433km cách thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia 961km
Trên mạng xã hội Twitter, các cư dân mạng cũng cho hay họ đã cảm nhận được rung chấn tại Singapore, Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ. Những khu chung cư và văn phòng cao tầng ở bờ biển phía Tây Malaysia đã rung chuyển trong ít nhất 1 phút.
Năm 2004, nước này từng chứng kiến một trận động đất mạnh 9.1 độ richter khiến 230.000 thiệt mạng trong đó ba phần tư là cư dân ở tỉnh Aceh.
Một quan chức ở cơ quan Khí tượng và địa vật lý Indonesia cho hay cảnh báo sóng thần đã được ban bố trên toàn khu vực Ấn Độ Dương.
Trong khi đó, theo trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương ở Hawaii trận động đất trên có khả năng gây ra một trận sóng thần ảnh hưởng đến các khu vực Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Úc, Myanmar, Thái Lan, Maldives Malaysia, Pakistan, Somalia, Oman, Iran, Bangladesh, Kenya, Nam Phi, Singapore và một số đảo ở Ấn Độ dương.
Ấn Độ đã ban hành một cảnh báo sóng thần cấp độ cao cho các quần đảo Andaman, Nicobar ở Ấn Độ Dương và cảnh báo thấp hơn cho các khu vực đông dân ở ven biển Andhra Pradesh và Tamil Nadu, phía đông nam của đất nước này.
Aceh hoảng loạn
Tại tỉnh Aceh, điện bị cúp còn giao thông kẹt cứng khi mọi người đổ xô chạy lên vùng đất cao hơn để tránh sóng thần. Các cư dân cho hay mặt đất rung chuyển khoảng năm phút/lần, lúc đầu nhẹ nhàng sau đó càng lúc càng mạnh.
“Một số người cố gắng di tản, một số không ngừng cầu nguyện còn học sinh tại một số trường học đã bị hoảng loạn thật sự. Ngoài ra, tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra ở khắp mọi nơi khi mọi người đang cố gắng di chuyển bằng xe máy càng xa bờ biển càng tốt” - một phóng viên AFP tại Banda Aceh cho biết.
“Còi báo động và tiếng cầu kinh vang lên khắp nơi”, một người phát ngôn Cơ quan giám sát thiên tai Indonesia tường thuật với Reuters.
Tại thủ đô Sri Lanka của Colombo, đám đông hoảng loạn chạy ra khỏi các tòa nhà và tụ tập trên đường phố sau những trận rung lắc dữ dội.
“Mới đầu, rung lắc diễn ra trong vòng năm giây sau đó tạm dừng rồi lại xảy ra mạnh hơn. Thật đáng sợ, cả căn phòng chao đảo. Bạn có thể nghe thấy tiếng nứt gãy của gỗ nội thất, màn cửa bung ra, quạt trần bị rung lắc mạnh. Tôi chỉ kịp đưa bọn trẻ chạy xuống cầu thang” – Maria Teresa Pizarro, một khách du lịch 42 tuổi đến từ Philippines trú tại khách sạn ven biển của thành phố Galle, cho hay.
Người dân Aceh, Indonesia chen chúc nhau di chuyển đến những nơi cao hơn vì lo ngại động đất và sóng thần - Ảnh: AFP |
Du khách ở Phuket (Thái Lan) được sơ tán lên vùng đất cao đề phòng sóng thần. Ảnh: The Nation. |
Nước biển rút ở Phuket. Ảnh do Báo The Nation lấy từ tài khoản Facebook của Sirichok Sopa |
Một người phụ nữ Sri Lanka ngồi bên lề đường cạnh chú chó của cô ấy. Cô rời khỏi ngôi nhà sau chi chính phủ Sri Lanka cảnh báo sóng thần ở thủ đô Colombo của nước này vào hôm 11-4-2012 - Ảnh: Reuters Cục khí tượng Sri Lanka đã ban hành một cảnh báo sóng thần.Những dư chấn được cảm nhận ở hầu hết các địa phương thuộc quốc đảo Sri Lanka, và người dân đã nhanh chóng sơ tán khỏi các tòa cao ốc gần Trung tâm thương mại thế giới tại thủ đô Colombo. “Chúng tôi yêu cầu người dân sống tại khu vực ven biển nhanh chóng di chuyển tới những nơi an toàn hơn”, một quan chức làm việc ở Cục khí tượng Sri Lanka cho biết. |
Cảm nhận dư chấn từ trận động đất mạnh ở bờ biển phía tây đảo Sumatra, các nhân viên hoảng sợ nhanh chóng sơ tán khỏi các tòa cao ốc tại thành phố Medan thuộc Indonesia vào hôm 11-4-2012 - Ảnh: Getty Images |
Những người phụ nữ tại tỉnh Aceh, Indonesia ôm nhau và cầu nguyện trong thời gian ngắn sau khi xảy ra động đất ở bờ biển phía tây đảo Sumatra - Ảnh: Getty Images |
Người phụ nữ Sri Lanka này hớt hải lo âu mang con rời khỏi nhà sau khi cảm nhận được dư chấn động đất tại thủ đô Colombo - Ảnh: Reuters |
Thái Lan đóng cửa sân bay Phuket
Vào lúc 17g07, nhà báo Tulsathit của báo The Nation nói trên Twitter của mình rằng có tin cho hay nước biển ở Phuket và Krabi, miền nam Thái Lan đang rút dần. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sóng thần sắp ập vào.
Riêng tại Thái Lan, ông Somchai Baimoung – phó giám đốc Cục khí tượng cho biết hiện nước này chưa ban bố cảnh báo sóng thần nhưng những quan chức các tỉnh dọc bờ biển Andaman, miền tây Thái Lan đang chuẩn bị các biện pháp sơ tán nếu cần thiết.
Bangkok Post cho hay người dân tại các tỉnh Phuket, Phang Nga, Krabi của Thái Lan đã được sơ tán sau khi có động đất. Đây là những nơi từng bị sóng thần tàn phá nặng nề hồi năm 2004.
Hành khách bị kẹt lại ở sân bay quốc tế Phuket - Ảnh: Relax |
Truyền thông Thái Lan cho hay, tất cả 69 tháp cảnh báo sóng thần ở miền nam Thái Lan đã phát báo động. Sân bay Phuket đã đóng cửa, các chuyến bay đến đây đã bị hủy. Theo The Nation, một số chuyến bay đang trên đường đến Phuket đã buộc phải quay lại nơi xuất phát.
Twitter của báo The Nation cũng đăng một bức ảnh từ một thành viên trên Facebook có cảnh nước biển rút trên bãi biển Phuket.
Tại thủ đô Colombo của Sri Lanka, đám đông hoảng loạn chạy ra khỏi các tòa nhà và tụ tập trên đường phố sau những trận rung lắc dữ dội.
“Mới đầu, rung lắc diễn ra trong vòng năm giây sau đó tạm dừng rồi lại xảy ra mạnh hơn. Thật đáng sợ, cả căn phòng chao đảo. Bạn có thể nghe thấy tiếng nứt gãy của gỗ nội thất, màn cửa bung ra, quạt trần bị rung lắc mạnh. Tôi chỉ kịp đưa bọn trẻ chạy xuống cầu thang” – Maria Teresa Pizarro, một khách du lịch 42 tuổi đến từ Philippines trú tại khách sạn ven biển của thành phố Galle, cho hay.
Thái Lan đã hủy bỏ cảnh báo sóng thần ở sáu tỉnh trong đó có ba tỉnh là địa điểm du lịch nổi tiếng. Phát biểu trong cuộc họp báo trên truyền hình, bộ trưởng Công nghệ thông tin Anudith Nakornthap cho biết: “Sau khi kiểm tra tất cả thông tin, chúng tôi thấy rằng tình hình đã ổn định. Chỉ có một cơn sóng thần nhỏ nhưng không đáng kể. Mọi thứ đã trở lại bình thường. Vì vậy chúng tôi quyết định dỡ bỏ cảnh báo sóng thần”.Trước đó, các chuyên gia Thái Lan cho biết có một đợt sóng thần cao 10cm xuất hiện ở quần đảo Similan ngoài khơi, tỉnh Phangnga.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).