Hiện tượng lún đất-tác nhân nguy hiểm gây chìm ngập Đồng bằng sông Cửu Long
(15:39:02 PM 19/01/2014)Ảnh minh họa IE
* Nền đất bị lún làm tăng tốc độ chìm ngập
Hiện nay quá trình lún được phân chia thành lún nông và lún sâu. Lún sâu chủ yếu liên quan đến quá trình bơm rút nước ngầm quá mức, làm vỉa nước bị xẹp xuống và dẫn tới hạ thấp các tầng đất bên trên gây hậu quả là bề mặt đất cũng bị hạ lún xuống. Khi ngừng hoặc giảm mức độ khai thác thì tốc độ lún sâu cũng sẽ giảm dần. Lún nông liên quan tới quá trình nền đất cố kết tự mất nước và co nén tự nhiên, diễn ra phức tạp theo cấu tạo các trầm tích Holocen.
Dưới nền châu thổ, ở tầng sâu là các lớp trầm tích cổ tương đối chặt và có chứa các vỉa nước ngầm thường được khai thác, còn bên trên là những trầm tích trẻ hơn dạng bùn chảy nhão. Theo thời gian, do ảnh hưởng trọng lực bản thân mà các trầm tích trẻ này bị nén và ép thoát nước, làm cho thể tích khối của chúng bị giảm đi dẫn tới mặt đất liên tục bị hạ thấp. Tốc độ hạ bề mặt đất do lún nông tuy chậm, khó phát hiện thấy trong thời gian ngắn trên một đồng bằng rộng lớn nhưng tích lũy lâu dài thì nó là yếu tố chính, liên quan chặt chẽ tới sự tồn tại hay mất đi của một châu thổ.
Theo Tiến sỹ Lê Xuân Thuyên, Trung tâm Nghiên cứu Đất ngập nước thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh: Kết quả đo lún nông tại 3 vị trí ven biển dưới rừng ngập mặn, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tốc độ lún khá nhanh. Cụ thể là 26,3 mm/năm tại Cần Giờ, 14,2 mm/năm tại cửa Sông Hậu và 23,4 mm/năm tại Mũi Cà Mau. Đây là những khu vực có quy mô khai thác nước ngầm còn ít nên tốc độ lún sâu còn thấp, nhưng tốc độ lún nông thì khá cao.
Đặc biệt, tại những nơi đất trống mà cây rừng ngập mặn chưa phục hồi thì tốc độ lún lớn hơn 1,6 lần, so với tốc độ lún ở khu vực rừng còn nguyên vẹn ở bên cạnh. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của rừng ngập mặn trong việc làm giảm tốc độ lún hạ mặt đất. Các kết quả đo quá trình lún đều cho thấy, tốc độ dâng nước hay chìm ngập thực tế là giá trị tổng gồm tốc độ lún và tốc độ dâng nước biển, thì tốc độ dâng nước thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long đang nhanh hơn 2 đến 6 lần so với tốc độ nước biển dâng trung bình trên toàn Biển Đông.
* Giải pháp lâu dài hạn chế ảnh hưởng lún
Cũng theo Tiến sỹ Lê Xuân Thuyên, tăng cường tận dụng phù sa là một trong những giải pháp hạn chế ảnh hưởng lún. Châu thổ sông Cửu Long được hình thành từ phù sa sông, điều này vẫn đang tiếp diễn rất rõ ở vùng ngập lũ. Tuy vậy, quá trình này đang bị can thiệp quá nhiều và ở vùng ngập lũ thì phù sa phần lớn lắng đọng chủ yếu trong lòng kênh rạch như ở Tứ Giác Long Xuyên. Một lượng lớn phù sa lắng đọng sau đó được đưa lên đồng ruộng lại nhờ quá trình bơm tưới nước để trồng lúa. Vì vậy, cần quản lý tốt hoạt động thủy lợi để tăng cường phù sa lắng đọng trên đồng ruộng, về lâu dài sẽ góp phần nâng cao nền đất mà sẽ không làm tăng chi phí đáng kể.
Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm là điều không thể tránh khỏi song cần phải tính toán để sử dụng hợp lý hơn, hay hạn chế sử dụng nước ngầm khi nguồn nước mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện còn có thể khai thác. Bởi khai thác quá mức sẽ làm tăng tốc độ lún. Ngoài ra, chất lượng nước ngầm ở khu vực này cũng có nguy cơ tích lũy thạch tín cao ở các tầng nước.
Duy trì nguồn bùn cát nuôi dưỡng rừng ngập mặn cũng là một trong những giải pháp quan trọng hạn chế tốc độ lún. Rừng ngập mặn có vai trò phòng hộ là rất quan trọng, nhưng đất rừng cũng bị lún nhanh và để rừng có thể chống chịu với sóng gió, nước biển dâng thì chúng luôn cần bồi bổ bùn cát. Do vậy, cần hạn chế các hành động ngăn chặn dòng triều đưa bùn cát vào rừng để đắp đê, đập chặn dòng. Điều này cũng là duy trì sự tương tác, trao đổi chất giữa rừng ngập mặn với vùng nội địa và vùng biển ven bờ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).