»

Thứ sáu, 22/11/2024, 00:47:18 AM (GMT+7)

Điều gì xảy ra khi bão số 5 và siêu bão MANGKHUT gặp nhau?

(21:57:05 PM 12/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Hai cơn bão khi gặp nhau có khả năng sẽ hòa làm một, trở thành một siêu bão. Đây được gọi là hiệu ứng Fujiwhara.

Hồi 13 giờ ngày 12/9, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng  20,8 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 440km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm bão. 

 
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Đến 13 giờ ngày 13/9, vị trí tâm cơn bão số 5 ở khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu, cách Móng Cái (Quảng Ninh), khoảng 220km, cách Hải Phòng khoảng 320 về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm bão. 
 
Điều[-]gì[-]xảy[-]ra[-]khi[-]bão[-]số[-]5[-]và[-]siêu[-]bão[-]MANGKHUT[-]gặp[-]nhau?
Dự báo của Cơ quan Khí tượng Hongkong
 
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7,vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh. 
 
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc.
 
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp khi đi vào khu vực đất liền các tỉnh Quảng Ninh đến Hải Phòng. Đến 13 giờ ngày 14/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh vùng núi trung du Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
 
Trong khi đó, sáng nay, siêu bão MANGKHUT trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương duy trì sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ). Siêu bão MANGKHUT sẽ di chuyển hướng về khu vực Bắc Biển Đông trong khoảng 3 ngày tới.
 
Điều[-]gì[-]xảy[-]ra[-]khi[-]bão[-]số[-]5[-]và[-]siêu[-]bão[-]MANGKHUT[-]gặp[-]nhau?
Hai cơn bão lớn gần nhau có thể va chạm hoặc biến thành một 1 siêu bão lớn gấp bội
 
Về lý thuyết cũng như thực tế, hoàn toàn có khả năng xảy ra trường hợp cơn bão lớn số 5 và siêu bão MANGKHUT có thể gặp nhau, khi cơn bão số 5 bất ngờ chuyển hướng hoặc tốc độ di chuyển của siêu bão MANGKHUT đột ngột tăng mạnh.
 
Hiện tượng hai cơn bão lớn gặp nhau được gọi là hiệu ứng Fujiwhara. Hiện tượng này được đặt tên theo nhà khí tượng học người Nhật Sakuhei Fujiwhara. Ông Fujiwhara đã miêu tả hiện tượng này vào năm 1921. 
 
Điều[-]gì[-]xảy[-]ra[-]khi[-]bão[-]số[-]5[-]và[-]siêu[-]bão[-]MANGKHUT[-]gặp[-]nhau?
Dự báo của Hải quân Mỹ về đường đi của siêu bão MANGKHUT
 
Theo Business Insider, nếu hai cơn bão tới gần nhau trong khoảng cách 900 dặm (1.448 km), chúng có thể bắt đầu di chuyển theo quỹ đạo. Điều xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kích thước của mỗi cơn bão. 
 
Nếu một cơn bão mạnh hơn, cơn bão yếu hơn thường sẽ xoay quanh cơn bão lớn hơn. Nhưng nếu hai cơn bão mạnh như nhau, chúng có xu hướng quay quanh một trung tâm chung giữa hai cơn bão. 
 
Nếu hai cơn bão đi vào khoảng cách 190 dặm (305 km) của nhau, chúng sẽ va chạm hoặc hòa làm một. Sự va chạm có thể biến hai hơn bão nhỏ hơn thành một cơn bão siêu lớn. 
 
 Điều[-]gì[-]xảy[-]ra[-]khi[-]bão[-]số[-]5[-]và[-]siêu[-]bão[-]MANGKHUT[-]gặp[-]nhau?
Đường đi của hai cơn bão cập nhật lúc 10 giờ sáng 12/9
 
Va chạm cũng có thể khiến bão thay đổi hành trình. Điều đó đã từng xảy ra rất nhiều lần, ví dụ như cách đây 1 năm, trong tháng 7/2017 hai cơn bão Hilary và Irwin đã gặp nhau và bão Hilary đã thay đổi hành trình của Irwin từ hướng tây sang hướng bắc. 
TT&VH (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Điều gì xảy ra khi bão số 5 và siêu bão MANGKHUT gặp nhau?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI