Chật vật chống hạn, bảo vệ cây trồng
(15:38:33 PM 07/03/2013)Hình ảnh minh họa
Trước tình trạng lượng nước tại các hồ đâp trên địa bàn giảm nhiều so với dung tích thiết kế trong khi diện tích lúa xuân 2012-2013 nhất là diện tích cấy ngoài kế hoạch cần nhiều nước tưới, Công ty TNHH một thành viên khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận thường xuyên cử người kiểm tra, đo đạc nguồn nước tại các hồ, đập; thực hiện vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình, kết hợp vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý. Công ty còn chủ động đầu tư gần 700 triệu đồng làm kênh bê tông dài hơn 300m, kịp thời dẫn nước từ kênh Nam của hồ Sông Biêu về bổ sung nước tưới cho khoảng 1.000 ha lúa ở các vùng hạ lưu của huyện Hàm Thuận Nam.
Hiện tại, lượng nước các hồ chứa do Công ty quản lý, như hồ Tân Giang lượng nước chỉ còn 1.91 triệu m3 so với dung tích thiết kế là 13.39 triệu m3; hồ Sông Trâu chỉ còn 9.93 triệu m3 so với dung tích thiết kế là 31.53 triệu m3; hồ Sông Sắt 33.70/69.33 triệu m3. Các hồ còn lại như hồ CK7; Suối Lớn; Ma Trai; Ba Chi; Phước Nhơn; Bầu Zôn; Tà Ranh; Thành Sơn..., lượng nước chỉ còn cỡ vài trăm ngàn m3.
Mới vào mùa khô nhưng các hồ chứa nước trên địa bàn huyện vùng cao Hướng Hóa (Quảng Trị) đã lâm vào tình trạng cạn kiệt. Công tác chống hạn cho các loại cây trồng đang được chính quyền và nhân dân trong huyện quan tâm.
Diện tích cây trồng ở các xã vùng Lìa của huyện Hướng Hóa hiện đang thiếu nước nghiêm trọng, nhiều ha lúa nước vụ đông xuân đang thời kỳ sinh trưởng, phát triển bị thiếu nước lâm vào tình trạng khô hạn, nứt nẻ. Nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích lúa nước trong huyện sẽ hoàn toàn mất mùa. Hiện, một số hộ nông dân trong huyện đang để cho trâu bò ăn lúa và cuốc lại ruộng trồng các loại hoa màu khác…
Vào thời điểm này năm ngoái, diện tích cà phê ở Hướng Hóa của nhiều hộ dân đã ra hoa, nhưng năm nay nhiều ha cà phê vẫn trơ cành vì thời tiết khô hạn. Với gần 5.000 ha diện tích cà phê ở đây đang bị khô hạn, người trồng cà phê đanh đứng trước khó khăn… Bên cạnh lúa nước, cà phê, nhiều loại cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện như chuối, sắn cũng đang đứng trước nguy cơ mất mùa do hạn hán.
Giám đốc Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Bình Định ông Phan Trọng Hổ cho biết: Tỉnh đang triển khai kế hoạch chống hạn cho vụ sản xuất hè thu 2013. Theo dự báo, diện tích được đảm bảo nước tưới trong vụ hè thu của Bình Định là 32.510 ha trên tổng số 50.116 ha gieo trồng theo kế hoạch. Ngành Nông nghiệp đã sớm khuyến cáo bà con nông dân chủ động chuyển đổi hàng loạt diện tích trồng lúa sang các loại cây trồng cạn ngắn ngày khác.
Vụ hè thu 2013, Bình Định có diện tích canh tác 35.200ha , giảm 7.741ha so với vụ hè thu 2012 . Số diện tích đất lúa được chuyển đổi sang các cây trồng cạn khác là 6.447ha, chủ yếu là các loại cây trồng sử dụng nước ít như ngô, lạc, vừng và rau đậu các loại. Điều thuận lợi trong việc chuyển đổi là các loại cây trồng cạn trên cũng là loại cây trồng truyền thống tại Bình Định, hàng năm nông dân Bình Định canh tác đến hàng chục nghìn ha các loại cây trồng này.
Để giảm thiểu khả năng bị thiệt hại do nắng hạn, ngành Nông nghiệp yêu cầu các hợp tác xã chủ động cung ứng giống lúa chống chịu hạn tốt và có thời gian sinh trưởng ngắn, đồng thời tập trung tiến hành gieo sạ lúa hè thu sớm hơn mùa vụ các năm trước.
Gần 5 tháng qua, huyện KôngChro (Gia Lai) hứng chịu đợt nắng hạn kỷ lục khiến khoảng 2.900 ha cây trồng các loại vụ mùa 2012 và vụ đông xuân 2012 - 2013 thiệt hại nghiêm trọng. Trong đó gần 2.600 ha mất trắng, tập trung chủ yếu vào các loại cây trồng chủ lực như ngô lai, mía, lúa rẫy… ước tổng thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng. Đây là đợt hạn hán bất thường trong vài năm trở lại đây và hiện tại tình hình vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, người nông dân mong chờ mưa về để giải cứu hàng ngàn ha cây trồng đang phơi nắng chờ chết khắp các cánh đồng.
Các ngành chức năng đã kịp thời hướng dẫn người dân chuyển đổi sang gieo trồng các loại cây chịu hạn cao như mía, sắn ngô...Tuy nhiên do thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài làm cho nguồn nước ở các ao, hồ, sông, suối đều cạn kiệt và không còn khả năng cung cấp nước tưới, dẫn đến các cánh đồng đều khô hạn nứt nẻ.
Ông Võ Văn Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT huyện KôngChro cho biết: Do hạn nặng và không có nước tưới, nên vụ đông xuân năm nay toàn huyện mới chỉ gieo trồng được 83% kế hoạch. Tuy nhiên, đến thời điểm này do nắng hạn kéo dài đã làm hơn 80 ha cây trồng bị thiệt hại. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong một vài tháng tới thì tình hình sẽ rất phức tạp và thiệt hại sẽ gia tăng. Trước những thiệt hại quá lớn mà người nông dân trên vùng đất khát KôngChro đang phải gánh chịu, trước mắt sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền là rất cần thiết để họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và tái sản xuất vụ sau.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).