»

Thứ bảy, 23/11/2024, 23:04:22 PM (GMT+7)

Các vệ tinh cũ rơi có liên quan đến Mặt trời?

(11:11:26 AM 14/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Những hoạt động của Mặt trời trong những năm gần đây làm cho những vệ tinh cũ mà người ta phóng lên vì những mục đích khác nhau bị hư hại nặng nề. Các chuyên gia đã nhiều lần đưa ra các cảnh báo về việc hàng loạt vệ tinh cũ sẽ rơi xuống Trái đất.

 
Vệ tinh UARS của NASA vừa rơi xuống Trái đất hồi cuối tháng 9.

Trên quỹ đạo có nhiều vệ tinh phóng lên 20-30 năm trước, từ năm 2013 trở đi sẽ bị những luồng bức xạ từ Mặt trời phát ra làm chúng bị hư hỏng và bắt đầu rơi xuống Trái đất.

Người ta nhận thấy rằng những lúc Mặt trời tăng cường hoạt động thì tỷ trọng của lớp khí quyển ở tầng trên tăng lên. Chuyển động của các vệ tinh bị chậm lại.

Trang Utro dẫn lời chuyên gia vũ trụ Nga là V. Lisov cho biết: “Cứ mỗi thập niên quỹ đạo của các vệ tinh lại hạ thấp dần và cuối cùng, khi hoạt động của Mặt trời đạt đến đỉnh, chúng bắt đầu rơi”. Nhưng ông cũng nói thêm “Tuy nhiên chúng sẽ không gây ra một mối đe dọa nào đáng kể cho Trái đất”.

Những tuyên bố của Lisov được rút ra từ những tranh luận không ngừng về những tác hại do vệ tinh UARS của Mỹ gây ra. Lúc đầu các chuyên gia của NASA cho rằng nó sẽ rơi trên một vùng đất nào đó thuộc lãnh thổ Nga vào ngày 17/9, tiếp đó, dự đoán vào ngày 23/9, rồi lại lùi đến ngày 24/9…

Chính họ cũng thừa nhận, cho tới nay chưa thể đoán được chính xác ngày giờ và địa điểm gần đúng một vụ rơi cụ thể của vệ tinh. Trong khi đó cơ quan tương tự của Nga là Roskosmos cũng ra thông báo vệ tinh này không rơi xuống Matxcơva mà rơi xuống một nơi nào đó tại Ấn Độ Dương, nghĩa là vẫn sai so với thực tế.

Người ta cũng không biết chính xác thành phần hoá học của các mảnh vỡ của vệ tinh. Theo ước lượng, nó sẽ chứa không dười 30 kg plutoni-238. Trong khi đó, chỉ 450 gam của chất này cũng dủ để gây ung thư cho toàn thể loài người nếu như nó được phân bố rất đồng đều trên toàn bộ bầu khí quyển của Trái đất. Plutoni-238 là một chất hoá học nguy hiểm nhất trong tất cả các chất đã biết. Hít thở 100 microgam chất này sẽ bị phù nề phổi và chết trong vài ngày.

Vào thời điểm này, Cục Vũ trụ Italia loan báo thông tin rằng mảnh vỡ của vệ tinh Mỹ có thể rơi trên miền bắc nước Ý. Theo tính toán của các chuyên gia nhửng mảnh vệ tinh không cháy hết có thể rơi vào khoảng 21 giờ tối ngày thứ sáu và địa điểm rơi có thể là vùng Lombardi, Piemont, Valle d’Aosta và Liguri.  Những đài phát thanh địa phương khuyến cáo người dân không nên ra khỏi nhà.

Thế nhưng cho tới nay chưa phát hiện người nào phải hứng chịu bụi phóng xạ từ mảnh vỡ vệ tinh rơi xuống.

Bảo Châu (Vietnamnet)
Từ khóa liên quan: Vệ tinh, rơi , Mặt trời
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các vệ tinh cũ rơi có liên quan đến Mặt trời?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI