»

Thứ sáu, 24/01/2025, 08:29:56 AM (GMT+7)

Biển sắp ”ngoạm” hết mũi Cà Mau

(15:09:28 PM 08/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Sau hơn 40 năm, bờ biển phía đông Cà Mau có đoạn đã “ăn” vào đất liền khoảng 1,5km. Không chỉ ở nơi tận cùng Tổ quốc mà tại khắp ba miền đất nước, bờ biển đang lùi sâu vào đất liền.

Thông qua việc “chồng” hình ảnh vệ tinh của NASA chụp từ nhiều năm trước với ảnh do vệ tinh quan sát Trái đất của VN VNREDSat-1 chụp năm 2013, các nhà khoa học của Cục Viễn thám quốc gia - Bộ Tài nguyên và môi trường ghi nhận được tình trạng xâm thực đang diễn ra rất mạnh trên khắp cả nước.

 

Khu vực cửa Bồ Đề, Cà Mau năm 2005 (trái) và năm 2013 chụp từ vệ tinh - Ảnh: Cục Viễn thám quốc gia cung cấp

 

Theo ông Nguyễn Xuân Lâm - cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia, công nghệ viễn thám là công cụ thích hợp cho việc theo dõi bồi tụ và xói lở đường bờ biển.

Ông Lâm phân tích: các ảnh viễn thám của NASA có được sớm nhất từ 40 năm trước (năm 1972) là ảnh vệ tinh LANDSAT-1, 2 có độ phân giải thấp so với ảnh của VNREDSAT-1, nhưng do mũi Cà Mau bị xói lở mạnh nên khi chồng lên nhau nhìn rõ đường bờ phía đông lùi vào khá sâu.

Những thông số liên tục từ ảnh vệ tinh từng năm của giai đoạn 2005-2010 cho thấy có đoạn phía đông Cà Mau bị lùi vào đến 200m trong năm năm, nghĩa là trung bình bờ biển lùi sâu vào đất liền đến 40m/năm.

“Tại khu vực này, đường bờ bị biển bào mòn rất mạnh. Có trụ sở UBND xã khi thủy triều dâng, khoảng cách với mặt nước biển bị kéo lại rất gần, chỉ còn vài mét”- ông Đặng Trường Giang - Cục Viễn thám quốc gia - dẫn chứng.

Nguy cơ mất mũi Cà Mau đã được cảnh báo bao lâu nay. Tại một hội thảo hồi tháng 6/2013, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) đã công bố giai đoạn 1 dự án nghiên cứu về “sự sụt lún đất của bán đảo Cà Mau”.

Theo đó, các nhà khoa học cũng cảnh báo, với tốc độ lún hiện nay, nếu không có biện pháp để ngăn chặn, thì chỉ vài thập niên tới toàn bộ Cà Mau sẽ biến mất.

Nói về nguyên nhân của hiện tượng này, ngoài những yếu tố như hút nước ngầm, phá rừng ngập mặn… TS. Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản (VIGMR) còn chỉ ra một nguyên nhân khác khá quan trọng, đó là tình trạng phá rừng và đắp đập thủy điện ở thượng lưu.

Tác nhân này không chỉ gây ra sụt lún đất ở Cà Mau mà còn cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Năm 2011, ông Lý Hoàng Tiến, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) cho rằng, chuyện bồi lở là chuyện của tự nhiên, nhưng riêng tại khu vực mũi Cà Mau thì nguyên nhân chính là do sự tác động của con người.

Người dân Cà Mau có cụm từ “cây mắm đi trước cây đước theo sau” để chỉ quá trình lấn ra biển của vùng đất bồi lắng. Cây mắm giữ vai trò tiên phong lấn ra biển. Rễ mắm bám chặt vào đất, giữ phù sa, bồi lắng, tích tụ lâu ngày trở thành vùng đất mới.

Khi cây mắm hoàn thành sứ mệnh thì đến lượt cây đước theo sau để “khẳng định chủ quyền” của đất liền. Một thời gian, rừng phòng hộ ven biển đã bị xâm phạm.

Thêm vào đó, khi xây dựng khu du lịch, người ta đã đưa cơ giới vào đào xới, lấy cát từ các bãi bồi lắng. Điều này đã tác động xấu vào tiến trình diễn thế của tự nhiên, gây sạt lở. Tuy sau đó những người có trách nhiệm cho xây dựng bờ kè giữ đất, nhưng do xây dựng không đúng kỹ thuật nên các bờ kè chỉ “làm mồi” cho sóng biển.

Ám ảnh biển đuổi

 

Nhà thờ Đức bà ở xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia trước đây cách bờ biển hơn 200m nay chỉ cách 20-30m - Ảnh: Hà Đồng

 

Là địa phương bị ảnh hưởng lớn của tình trạng biển xâm thực, người dân ở giáo xứ Ba Làng (gồm làng Thượng Hải, Quang Minh, Xuân Tiến), xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) thấm thía cảnh bị sóng biển “đuổi” hằng ngày. Nhà cửa, cây cối, đất thổ cư, canh tác của người dân cứ theo từng cơn sóng dữ “ngoạm” kéo trôi ra biển khơi.

 

Ông Trần Minh Thảo (70 tuổi, trú tại làng Quang Minh) nhớ lại: “Cách đây hơn 20 năm, nhà thờ Đức Bà (được xây dựng từ năm 1627 - PV) trên địa bàn thôn nằm cách xa bãi cát, chân sóng biển khoảng 200m. Bãi cát lúc đó rất rộng, nhiều diện tích bãi cát gần khu dân cư còn trồng được rừng cây phi lao chắn sóng. Ngày đó, người dân làng Quang Minh làm nhà ở sát mép nước biển nhưng vẫn bình yên, rất ít khi sóng lớn đổ vào nhà. Từ cơn bão số 6 năm 1989 đến nay, tình trạng nước biển xâm thực đất liền bắt đầu diễn ra với mức độ ngày càng dữ dội. Hiện nay mép nước biển chỉ còn cách cổng ba nhà thờ ven biển (gồm nhà thờ giáo họ Thượng Hải, nhà thờ Đức Bà và nhà thờ giáo họ Như Xuân) khoảng 20-30m...”.

 

Ông Nguyễn Văn Tấn (72 tuổi, trú tại làng Thượng Hải) cho biết thêm: “Cứ mỗi năm sóng biển lại ngoạm vào đất liền 1-2m đất. Bà con ven biển cứ mất dần đất thổ cư, canh tác, hoa màu, đường sá”.

 

Năm 2008, thực hiện dự án “Khắc phục hậu quả thiên tai”, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa đã đầu tư xây dựng tuyến đê biển kiên cố tại xã Hải Thanh dài hơn 2km, đưa vào sử dụng năm 2009. Tuyến đê này được đổ bêtông vững chắc, giữa thân đê xây cao 1,8m (tính từ mặt đường giao thông phía trong thân đê trở lên) nhằm chắn sóng mỗi khi nước biển xâm thực, lúc triều cường.

T.H (Tổng hợp TTO, ĐVO)
Từ khóa liên quan: Biển, sắp , ngoạm hết , mũi Cà Mau
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biển sắp ”ngoạm” hết mũi Cà Mau

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI