»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:16:24 PM (GMT+7)

Bão đang tiến sâu vào Thanh Hóa - Nghệ An

(22:01:10 PM 30/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Bão số 3 đã đổ bộ vào vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình - Hà Tĩnh và tiếp tục đi sâu vào đất liền. Hiện vùng tâm bão được xác định là các địa phương từ Thanh Hóa - Nghệ An.

 

 

 
Bão số 3 đang tiến sâu vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An. (Ảnh: NCHMF)
 

Theo thông báo mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, đến 16h hôm nay  (30/7), vùng tâm bão đã nằm trên vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình - Hà Tĩnh với sức gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Hiện bão đang tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và đang đi vào địa phận các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An rồi suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Sau đó, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

 

 
Bão đổ bộ vào huyện Tĩnh Gia với sức gió cấp 7, cấp 8. (Ảnh: Duy Tuyên)
 
 
Trao đổi với Dân trí, ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết, bão đã chính thức đổ bộ vào đất liền lúc 18h chiều tối nay và tâm bão nằm giữa ranh giới giữa hai huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).

 

 
 
Thời điểm bão đổ bộ vào đất liền, tại Hậu Lộc sức gió chỉ khoảng cấp 6, cấp 7. (Ảnh: Duy Tuyên)
 
 
 
Bão đổ bộ vào đất liền với sức gió khoảng cấp 7, cấp 8, trời mưa nhỏ. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có con số thống kê về tình hình thiệt hại. Tỉnh đang chỉ đạo Ban phòng chống bão lụt tỉnh bám sát diễn biến của bão và thống kê tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra”.
 
 
 
Người dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc tại nơi sơ tán trú bão. (Ảnh: Duy Tuyên)
 
 

Đến chiều tối ngày 30/7, trên địa bàn các huyện ven biển và các huyện miền núi Thanh Hóa đã có mưa, nhưng lượng mưa đo được trên địa bàn chưa vượt qua 20 mm. Cao nhất tại Bát Mọt (huyện Thường Xuân) là 21 mm; tại huyện Tĩnh Gia, lượng mưa đo được tính đến 19h ngày 30/7 là 10,8mm.

 

Ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia, cho biết, bão đã độ bổ vào đất liền và Tĩnh Gia là tâm bão đi vào. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này chưa có vấn đề gì xảy ra, hiện tại UBND huyện vẫn chỉ đạo các đơn vị và nhân dân tiếp tục theo dõi sát tình hình cơn bão.
 
 
 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cao Đức Phát chỉ đạo công tác chống bão tại Thanh Hóa. (Ảnh:Duy Tuyên)
 
 
Tại các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương... có mưa tuy nhiên lượng mưa không đáng kể. Các địa phương vẫn đang tiếp tục bám sát tình hình diễn biến mưa bão và chỉ đạo công tác ứng phó trong và sau bão. 
 
 
Tại Nghệ An đã xuất hiện mưa vừa, mưa to, gió giật ở vùng ven biển cấp 7, cấp 8.
 
 
 
Mưa lớn tại thành phố Vinh. (Ảnh: Duy Bắc)
 
 
 
Vùng biển Quỳnh Lưu lượng mưa đo được lúc 17h15 khoảng hơn 100mm, trong khi đó tại thành phố Vinh lượng mưa đo được dưới 100mm, gió giập cấp 6 đến cấp 7. Hiện tại Nghệ An các vùng ven biển từ Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Cửa Lò và Nghi Lộc đã xuất hiện mưa vừa, có nơi mưa rất to. Diễn biến của mưa bão tại Nghệ An ngay trong chiều nay lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã đến tận các địa phương để theo dõi tình hình ngay trong đêm nay.
 
 
Cũng theo tin từ mới nhất từ Ban phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, lúc 15h30 phút ngày 30/7, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 1 người chết. Đó là ông Phạm Xuân Tứ (68 tuổi, trú tại xóm 7 xã Thọ Sơn, Anh Sơn). Nguyên nhân được xác định là do mưa, gió làm dây điện sà xuống thấp, ông Tứ đã bị chết do điện giật.
 
 
Tại Hải Phòng, mưa nhỏ rải rác bắt đầu xuất hiện từ rạng sáng 30/7 và bắt đầu có dấu hiệu lớn dần. Triều cường đã có dấu hiệu dâng khá mạnh tại nhiều khu vực trọng yếu. Ngay tại trung tâm TP Hải Phòng, các dòng kênh trong lòng thành phố nước đã mấp mé bờ và có nguy cơ tràn xuống lòng đường.
 
 
 
Triều cường dâng cao tại Đồ Sơn tại ra những cột sóng dữ tợn. (Ảnh: Thế Cường)

 

Triều cường nghiêm trọng hơn tại thị xã Đồ Sơn khi nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều con đường ven biển. Khách du lịch thích thú chụp lại cảnh những con sóng chùm lên cao vút trong khi nhiều chủ phương tiện toát mồ hôi vì bị “bủa vây” trong mênh mông nước khiến xe chết máy tại chỗ.
 
 
 
Một du khách đứng chiêm ngưỡng biển cuộn sóng gào thét. (Ảnh: Thế Cường)
 
 
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Khắc Nam - Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng - cho biết: “Cho đến thời điểm hiện tại, cơn bão số 3 mới chỉ có ảnh hưởng nhẹ và chưa gây ra thiệt hại gì trên địa bàn. Tuy nhiên, đề phòng hiện tượng triều cường dâng cao gây úng ngập, UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng túc trực tại các điểm trọng yếu để kịp thời bơm xả, ứng phó với triều cường và giúp đỡ những phương tiện bất ngờ chết máy khi ngập nước.”
 
 
 
Triều cường đã dâng nước mấp mé bờ kênh trong thành phố. (Ảnh: Thế Cường)
 
 
Mưa nhỏ cũng xuất hiện rải rác trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh. Các biện pháp ứng phó với cơn bão số 3 đã được UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương và các cơ quan chức năng liên quan. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cũng chưa có dấu hiệu thời tiết bất thường tại Quảng Ninh.
 
 
 
Một chiếc xế hộp mắc kẹt giữa mênh mông nước. (Ảnh: Thế Cường)
 
 
 
Trao đổi với PV, ông Đặng Huy Hậu - Phó chủ tịch UBND, trưởng ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ninh - cho biết: “Mưa nhỏ rải rác xuất hiện trên địa bàn tỉnh trong mức gió không quá mạnh. Ngay trong ngày 30/7, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra trực tiếp hai khu vực Hạ Long và Cẩm Phả về công tác chuẩn bị ứng phó với diễn biến thời tiết bất thường.
 
 
Chỉ có hiện tượng triều cường dâng khá cao tại huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát và chưa gây ảnh hưởng gì đến đời sống người dân. UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đôn đốc và chỉ đạo các địa phương và các cơ quan liên quan tập trung chuẩn bị ứng phó chủ động với cơn bão số 3”.
 

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ dự báo đến 4h ngày mai (31/7), vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 103,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào.

 

Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ đêm nay còn có có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
 
 
Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với triều cường cao từ 3 - 5m. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh; biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. 

 

 

Nhóm PV DT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bão đang tiến sâu vào Thanh Hóa - Nghệ An

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI