Trái đất nóng lên - Mối lo lớn nhất sức khỏe loài người
(00:18:36 AM 18/06/2011)
Hạ tuần tháng Năm, người ta cảm thấy lo ngại trước lời cảnh báo của các chuyên gia rằng sự nóng lên của trái đất sẽ là mối đe dọa lớn nhất về mặt y tế đối với loài người trong thế kỷ 21.
Bản báo cáo của các chuyên gia y tế công cộng hàng đầu là một văn bản mới nhất trình bày chi tiết những tác động của cuộc khủng hoảng môi trường đang đến gần và là văn bản đầu tiên đề cập đến vai trò của những nhà chăm sóc sức khoẻ nhằm cải thiện vấn đề.
GS Anthony Costello - Ảnh: ucl.ac.uk |
Anthony Costello, giáo sư Nhi khoa và Giám đốc Viện Y tế Toàn cầu thuộc Trường ĐH London (Anh) - một trong các tác giả bản báo cáo - phát biểu tại cuộc Hội thảo quốc tế: “Đó là một dự báo xấu đối với trẻ em toàn thế giới. Người chịu hậu quả là con và cháu chúng ta. Ngay cả những dự báo lạc quan nhất cũng phải lo ngại sâu sắc và yêu cầu hành động”.
"Không một tổ chức quốc tế nào có thể đưa ra được các giải pháp có hiệu quả vấn đề hết sức phức tạp này.” GS Richard Horton viết trên Tạp chí Lancet. "Đó là một mối đe doạ cấp bách và nguy hiểm. Nó đòi hỏi một sự đáp ứng chưa từng có tiền lệ của các chính phủ và các tổ chức quốc tế”.
Thay đổi khí hậu là đang mối quan tâm của tất cả mọi người.
"Tuyệt đại đa số các chuyên gia, 95 phần trăm, thậm chí 99 phần trăm đều nhất trí cho rằng trái đất đang bị nóng lên.”, Kirby Donnelly, giám đốc Trung tâm Y tế Nông thôn Texas nói “Chỉ còn lại chuyện cần bàn là những vấn đề gì sẽ xuất hiện và làm thế nào để đối phó với chúng”.
Bản báo cáo dựa trên dự báo của các chuyên gia là đến cuối thế kỷ này trái đất sẽ nóng lên từ 2 đến 6 độ C, và lấy theo dự báo lạc quan là 4 độ.
Vi sự tăng nhiệt độ như vậy, những vấn đề y tế sau đây có thể xảy ra:
Sự nóng lên của trái đất sẽ là mối đe dọa lớn nhất về mặt y tế đối với loài người trong thế kỷ 21- Ảnh: masternewmedia.org |
1. Những bệnh như sốt xuất huyết và sốt rét trước đây quan niệm là bệnh ở xứ nhiệt đới sẽ chuyển lên phía bắc và trở thành phổ biến do nhiệt độ tăng.
2. Những đợt nắng nóng sẽ làm chết nhiều người hơn ở nhiều vùng hơn trên thế giới (đợt nắng nóng năm 2003 đã làm chết trên 70.000 ở Châu Âu).
3. Năng suất mùa màng sẽ giảm, dẫ tới mất an ninh lương thực. 800 triệu người phải lên giường ngủ với cái bụng lép kẹp.
4. Nước khan hiếm dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày và suy dinh dưỡng tăng gấp bội.
5. Những thiên tai như lũ lụt rút nhanh do sự thay đổi bản đồ mưa và tan băng sẽ ngăn cản việc tiêu thoát nước đến bệnh tiêu chảy và nhiều bệnh tật khác.
6. Nhiều người ở thành phố sẽ lâm vào cảnh thiếu nhà ở, xuất hiện các khu nhà ổ chuột, những bất công về phúc lợi y tế, đặc biệt nguy hiểm khi có thiên tai, dịch bệnh.
Các tác giả bản báo cáo đề xuất các chính sách giảm các khí thải cacbon, cưỡng chế tạm thời việc thải và bình đẳng hoá hệ thống phúc lợi y tế cùng các biện pháp khác.
Bản báo cáo kết luận: “Sự nóng lên của trái đất tác động đến toàn hành tinh và tác động sâu sắc nhất đến ngành y tế công cộng, làm nảy sinh nhiều vấn đề y tế - xã hội. Đã đến lúc phải hành động tích cực, ngăn chặn sự tăng nhiệt độ này mà trước hết là giảm khí thải trên phạm vi toàn cầu. Nếu hành động càng muộn, khó khăn sẽ càng lớn và càng khó giải quyết”.
(Theo HealthDay, Vietnamnet)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).