Thủy điện phải chịu trách nhiệm về lũ
(00:10:37 AM 18/06/2011)
Đề cập vấn đề đang rất nóng là phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn Lâm Đồng, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng Huỳnh Văn Chín khẳng định tác động tiêu cực lớn nhất của thủy điện là làm mất đất, mất rừng, phải di dân và làm mất dòng chảy sinh thái. Điều đó ảnh hưởng không chỉ hệ sinh thái trên cạn mà cả hệ sinh thái dưới nước.
PGS. TS Nguyễn Đình hòe
“Tha” cho miền Trung gánh nặng tăng trưởng kinh tế
Ông Chín cho biết ngoài các công trình thủy điện lớn như Đa Nhim, Đại Ninh, Hàm Thuận - Đa Mi, Đồng Nai 2, 3, 4, trên các dòng sông của tỉnh Lâm Đồng hiện quy hoạch tới... 57 dự án thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất 364MW. Thực hiện quy hoạch này sẽ có hơn 2.600ha đất bị ngập nước, gần 3.109ha dành xây dựng đường giao thông, kênh dẫn, lưới truyền tải điện...
Ông Chín cho rằng số công trình thủy điện được quy hoạch và đang triển khai xây dựng trên địa bàn khá lớn, tạo ra nhiều tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng cũng như quá trình hoạt động. Vấn đề cắt lũ, xả lũ của các thủy điện bậc thang cũng gây áp lực đến an toàn tính mạng, tài sản, sản xuất nông nghiệp của nhân dân vùng hạ lưu.
Đề cập chuyện lũ lụt, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe nhận định lũ lụt ở miền Trung năm nào cũng có, năm nào cũng có nhiều người thiệt mạng, nhưng suốt bao năm qua chúng ta không có những ứng xử khá hơn.
Ông Hòe cho rằng việc tàn phá rừng, tàn phá thiên nhiên vì mục tiêu phát triển kinh tế đã và đang làm thiên tai ngày càng dữ dội hơn.
TS Hòe nhấn mạnh vấn đề lũ lụt ở miền Trung hiện mới chỉ giải quyết được phần ngọn, tức là tổ chức động viên, thăm hỏi, cứu trợ, còn toàn bộ tảng băng chìm về tàn phá môi trường, nhân tai lũ lụt vẫn còn bỏ ngỏ.
“Mọi cái đều phải có thước đo, tôi cho rằng một vùng thường xuyên bị lũ lụt mà không quản trị được là quản lý kém. Hãy “tha” cho miền Trung gánh nặng trách nhiệm quá lớn trong tăng trưởng kinh tế để không vì mục tiêu kinh tế mà tàn phá rừng, ồ ạt khai thác khoáng sản. Vì có tăng trưởng nhưng khi lũ lụt triền miên thì không có tăng trưởng nào bù đắp nổi, hàng nghìn tỉ đồng phải đổ dồn vào giải quyết hậu quả. Với miền Trung, hãy để người dân sống an toàn là tốt nhất” - ông Hòe nói.
Chỉ quan tâm phát điện, không quan tâm điều tiết lũ
Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị, ông Nguyễn Đình Hòe khẳng định việc các thủy điện miền Trung vừa qua xả lũ ngay khi lũ về là không đúng thời điểm, tạo ra một thảm họa gọi là lũ nhân tạo chồng lên lũ tự nhiên. Thực tế các thủy điện có chức năng điều tiết phải xả lũ vào những ngày hạn nhưng vì lợi ích kinh tế, các thủy điện vẫn tích nước để phát điện mà không quan tâm đến vấn đề điều tiết.
Khi lũ về đáng lẽ phải xả trước nhưng lại nhằm đúng thời điểm mưa tràn quá rồi mới xả, có nghĩa là dồn nước vào thời kỳ không cần nước để xả. Theo TS Hòe, chính thủy điện phải chịu trách nhiệm về lũ lụt miền Trung. Đáng lẽ hồ thủy điện phải có chức năng điều tiết, khi chưa có lũ thì xả hết, khi lũ về thì chứa. Nhưng thủy điện lại bỏ qua chức năng điều tiết mà chỉ lo mỗi chức năng phát điện, khi đó không phải là hồ thủy điện như chúng ta mong đợi.
“Tôi xin khẳng định về mặt khoa học, thủy điện không thể chối được trách nhiệm về những trận lũ ở miền Trung. Đặc biệt, nguy hiểm hơn khi nước xả từ hồ thủy điện có năng lượng rất lớn. Khi các hồ tích đầy nước, lúc đó một khối lượng nước lớn đã được dâng cao lên rất nhiều bậc, khi xả xuống thì sức tàn phá rất ghê gớm. Chính tại Huế vừa rồi dù không mưa nhưng năng lượng nước vẫn đùn từ dưới cống lên ngập hết cả phố, đó chính là năng lượng khi chúng ta dâng nước lên các bậc cao rồi xả” - TS Nguyễn Đình Hòe phân tích.
"Khi các hồ tích đầy nước, lúc đó một khối lượng nước lớn đã được dâng cao lên rất nhiều bậc, khi xả xuống thì sức tàn phá rất ghê gớm" |
Ông Nguyễn Đình Hòe
XUÂN LONG - MINH QUANG
Xử lý bùn đỏ: đáng quan tâm nhất Liên quan việc khai thác bôxit tại huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), ông Huỳnh Văn Chín, lưu ý việc khai thác bôxit là một thách thức lớn về môi trường. Vấn đề được xã hội quan tâm nhất hiện nay là việc xử lý bùn đỏ, vì việc khai thác sử dụng một nguồn nước lớn để rửa quặng và xử lý bùn đỏ đang là một bài toán lớn về môi trường. Việc này, theo ông Chín, nếu không được quan tâm đúng mức sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường nước, nhất là khi tỉnh Lâm Đồng nằm ở vị trí đầu nguồn của lưu vực sông Đồng Nai. |
_________________________
“Không đủ người kiểm tra thủy điện nhỏ”
* Quy hoạch 1.026 thủy điện nhỏ
Ông Cao Anh Dũng
Trước nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về thủy điện gây lũ, ông Cao Anh Dũng - cục phó Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) - nói
- Chúng tôi vừa có văn bản yêu cầu lãnh đạo Tập đoàn Điện lực VN chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân tại thủy điện Sông Ba Hạ trong việc vận hành sai quy trình mà UBND tỉnh Phú Yên cáo buộc.
Dù những người phụ trách thủy điện Sông Ba Hạ có nêu một số nguyên nhân, chúng tôi cho rằng kiểu gì cũng có trách nhiệm của thủy điện. Vì vậy cần kiểm điểm làm rõ, xử lý trách nhiệm của những người liên quan.
* Có cơ chế phạt nào để đền bù thiệt hại cho người dân vì việc xả lũ sai quy định của thủy điện?
- Chúng tôi đã kiểm tra và thấy thủy điện Sông Ba Hạ vận hành sai quy trình chỉ ở chỗ họ không thông báo cho UBND tỉnh trước khi xả lũ, còn thực tế việc đóng mở cửa xả, giữ mực nước chống lũ... đều đúng quy định. Còn mức phạt hay đền bù thế nào thực tế hiện nay VN chưa có quy định.
* Các hồ thường cố giữ nước, đợi đến khi lũ sắp về mới xả lũ. Hạ du chưa kịp tiêu hết thì lũ về, thủy điện xả tiếp. Thế chính là lũ chồng lên lũ?
- Các thủy điện không được tùy tiện xả. Họ phải căn cứ cả vào mực nước hạ du để xả, trừ khi bất khả kháng. Vấn đề ở đây, theo tôi, là thông tin dự báo của ta không đầy đủ. Do không chính xác nên mới có phần chưa chuẩn, chưa theo đúng ý của mình. Tuy nhiên theo tôi, mực nước thủy điện xả để đón lũ thường không lớn nên khó cộng gộp khiến lũ chồng lũ thành lũ lớn. Vấn đề là bản thân các cơn lũ gần đây thường mạnh, nhanh.
* Bộ Công thương vừa báo cáo nhiều hồ vận hành đúng quy trình nhưng thực tế nhiều hồ chưa có quy trình được phê duyệt. Còn bao nhiêu hồ đang tự làm quy trình, vận hành như vậy?
- Với các thủy điện nhỏ, tôi công nhận chúng tôi không đủ người để đi kiểm tra, giám sát, vì thế chưa nắm được còn bao nhiêu hồ chưa có quy trình vận hành được phê duyệt. Bộ Công thương chỉ phê duyệt quy trình vận hành các hồ từ 1 triệu m3 trở lên, còn lại là trách nhiệm địa phương.
* Cứ nói đúng quy trình nhưng quy trình đó chưa phê duyệt thì rất đáng băn khoăn tính hợp lý của quy trình đó?
- Đó cũng là bức xúc của chúng tôi. Nên trong thông báo chúng tôi luôn nói rõ: hồ này vận hành đúng quy trình đã được phê duyệt. Còn nói chỉ vận hành đúng quy trình thôi thì đó là chưa được phê duyệt.
* Bộ Công thương cho biết nhiều địa phương không có cán bộ chuyên môn thủy lợi, trình độ về vận hành hồ không có, vậy mà ta lại giao cho địa phương phê duyệt quy trình vận hành?
- Đấy là bất cập trong chế độ công chức của mình. Qua một số cơn bão, chúng tôi có đi kiểm tra tình hình thì đúng là ở một số địa phương, có sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng không biết trên địa bàn mình có bao nhiêu hồ thủy điện, nằm ở chỗ nào. Việc đó chúng tôi không thể bình luận.
* Sắp tới phải tăng cường công tác quản lý thủy điện nhỏ thế nào để đảm bảo an toàn cho dân?
- Quy hoạch chúng ta sẽ có 1.026 thủy điện nhỏ, trong khi đang vận hành mới 86 cái. Theo tôi, để quản lý tốt phải tăng cường trách nhiệm, vai trò của các địa phương. Địa phương làm sẽ sát hơn.
Chúng tôi đã đề nghị phải soạn thảo nghị định chế tài các thủy điện vận hành sai. Các địa phương cũng nói hiện không có cơ chế nào buộc các thủy điện xây dựng phương án phòng chống lụt bão. Họ cứ ì ra cũng chịu.
Chúng tôi đang kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống lụt bão là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để sớm có soạn thảo, ban hành.
* Bây giờ thủy điện đổ dự báo của bên khí tượng thủy văn không chính xác khiến xả lũ khó khăn, thủy văn lại khẳng định việc quan trắc là việc của thủy điện. Vậy hướng xử lý thế nào?
- Chúng ta đang có những quy định chồng chéo. Ta có nghị định quy định trách nhiệm trang bị các trạm quan trắc thượng nguồn để cảnh báo lũ thuộc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương và các tỉnh.
Nhưng trong một số văn bản khác, như quy trình vận hành liên hồ chứa, lại quy định các chủ hồ phải có trách nhiệm quan trắc. Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công thương trong phòng chống lụt bão là các chủ đập sẽ phải tự trang bị để quan trắc thượng nguồn.
Thứ hai, thủy điện phải ký hợp đồng với các trung tâm dự báo khí tượng thủy văn để có thông tin lũ kịp thời, đảm bảo đóng mở cửa xả lũ chính xác. Thủy điện nào có ý kiến khác, chúng tôi sẽ chỉnh đốn. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).