Tan hoang làng chài Phước Thiện
(00:10:42 AM 18/06/2011)
Tan hoang sau lũ
Trắng tay do lũ
Làng chài Phước Thiện nằm sát bờ biển, phía sau là khu vực núi Động Tranh. Mưa lớn kéo dài trong đêm và đến 9 giờ sáng 14-11, bỗng dưng một túi nước khổng lồ từ trên vực cao của núi Động Tranh bục xoà cuốn phăng 4 ngôi nhà xây. Con nước hung hãn còn làm sụp đổ 12 nhà khác và cuốn đi tài sản của những hộ gia đình này ra biển. Rất may là người dân kịp thời thoát ra trước khi những ngôi nhà bị sụp đổ.
Ông Nguyễn Hữu Công, Phó chủ tịch UBND xã Bình Hải, cho biết: “Lũ quét kèm theo triều cường đã đánh sập và cướp đi tài sản, ngư cụ của nhiều hộ ngư dân. Tuyến đường liên thôn qua thôn Phước Thiện sạt lở, bị chia cắt trong mưa gió. UBND xã đang tập trung mọi lực lượng và phương tiện để giúp dân khắc phục hậu quả!”.
Sạt lở ở thôn Phước Thiện. Ảnh: Đ.An
Trong lũ quét, 4 người dân thôn Phước Thiện bị thương nặng, trong đó anh Ung Văn Lâm bị nhà đè phải đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.
Ông Trần Văn Tâm, người nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng khi nước lũ từ trên nước đổ ập xuống, nói: “Nước từ đâu không biết nhưng mới nghe một tiếng ầm, nhìn ra thì thấy nhà cửa bị san bằng”.
Anh Đồ Hồng Tuấn (24 tuổi) ở thôn Phước Thiện, có nhà đổ sập, cho biết: “Trưa ngày 14-11, mưa lớn, nước lũ từ núi Đồng Tranh chạy ào xuống cuốn đi nhà cửa và tài sản. May mắn lắm tôi và vợ con mới thoát chết!”. Ngôi nhà mới cất của vợ chồng anh Tuấn bị cuốn sập, lưới chài, thuyền thúng bị nước lũ cuốn trôi xuống biển. Hai vợ chồng anh trắng tay sau lũ.
Tan hoang thôn Phước Thiện. Ảnh: Đ.An
Người dân địa phương cho biết từ trước tới nay, khu vực này chưa xuất hiện lũ bao giờ. Nguyên nhân xuất hiện lũ là do mưa quá lớn, trong khi đó, nước từ trên núi ứ đọng không có lối thoát nên bất ngờ đổ ào xuống.
Theo quan sát của chúng tôi, nước lũ đã cuốn trôi hàng ngàn mét khối đất đá và khoét sâu 2 đến 3 mét. Nhiều nhà trong vùng cũng bị ảnh hưởng do đất sạt lở. Con đường nhựa đi ngang qua thôn bị lũ cuốn đứt khoảng 4 mét, gây tắc nghẽn giao thông. Nước lũ ào xuống quá nhanh, rất nhiều gia đình không kịp trở tay.
Anh Đỗ Hồng Tuấn buồn thiu trong căn nhà chỉ còn 2 vách. Ảnh: X.Long
“Tôi chỉ kịp ôm 2 đứa con chạy thoát ra khỏi cửa thì nghe tiếng đổ sập của căn nhà, giờ trắng tay, chỉ còn mấy viên gạch vụn!” - ông Tiêu Viết Sang, một trong những người dân có nhà bị sập ở thôn Phước Thiện, xã Bình Hải than thở.
Lũ đi qua, tình người ở lại.
Bộ đội giúp dân dọn dẹp sau lũ . Ảnh: X.Long
Xưa nay dân làng chài Phước Thiện sống rất gắn bó với nhau. Giờ đây, trước cảnh màn trời chiếu đất của nhiều hộ gia đình, người dân thôn Phước Thiện tự nguyện góp công giúp các hộ dân bị nạn dọn dẹp nhà cửa, di dời tài sản còn sót lại và dựng nhà tạm để người dân có nơi trú tránh mưa gió; cưu mang, đùm bọc giúp đỡ các gia đình bị nạn nơi ăn ở, nhất là tạo điều kiện để các em học sinh tiếp tục được đến trường.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi huy động lực lượng công an, quân đội, các đơn vị đang thi công ở khu kinh tế Dung Quất về các địa phương bị thiệt hại giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt. Hơn 50 chiến sĩ thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi đã được huy động đến giúp dân khắc phục sự cố, tìm kiếm tài sản còn sót lại. Hàng trăm mét khối đất đá được khẩn trương vẫn chuyển để gia cố những điểm có nguy cơ tiếp tục sạt lở.
Bộ đội giúp dân dọn dẹp sau lũ ở bãi biển . Ảnh: X.Long
Thượng tá Nguyễn Phương, Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đã chuyển hàng cứu trợ về 2 xã bị thiệt hại nặng là Bình Hải, Bình Đông và giúp dân dựng lại nhà cửa, ổn định cuộc sống. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình có nhà bị sập một tấm bạt và mỗi hộ 15 kg gạo.
Bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Hoà Bình cũng đã đến động viên, chia sẻ những khó khăn mất mát của người dân làng chài.
Người dân làng chài tích cực giúp đỡ các gia đình bị nạn. Tuy nhiên, vì sự thiệt hại quá lớn, làng chài Phước Thiện vẫn đang rất cần nhiều sự giúp đỡ của cộng đồng để vượt qua cơn bỉ cực này.
Theo Báo cáo nhanh của Uỷ ban nhân dân huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi),đến hôm nay, 15-11, toàn huyện có 2 người chết là các ông Bùi Tưởng (ở xã Bình Thuận) và Dương Điệt (ở xã Bình Thới); ngoài ra, có 11 người khác bị thương do mưa lũ. Mưa lũ làm gần 3 nghìn nhà bị ngập sâu từ 1 đến 1,5 mét; 19 nhà dân bị sập hoàn toàn; 11 nhà khác bị hư hỏng nặng; nhiều trường học bị hư hỏng nặng, hàng ngàn gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi, chết và hơn 1.000 ha lúa hoa màu, bị thiệt hại. Tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn huyện Bình Sơn ước tính trên 58 tỷ đồng. Ngày 15-11, UBND huyện Bình Sơn quyết định hỗ trợ cho gia đình có người bị chết 4,5 triệu đồng, người bị thương 1,5 triệu đồng, cấp mỗi gia đình có nhà bị sập một tấm bạt để làm nhà tạm, xuất 1 tấn gạo để hỗ trợ khẩn cấp cho các hộ dân bị thiệt hại.
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).