Sóng thần có thể vào Việt Nam?
(00:11:30 AM 18/06/2011)
Dấu hiệu quá khứ dẫu ít
Cho đến tận thời điểm này, trong giới khoa học nước ta, vẫn chưa ngã ngũ bản chất của một thiên tai kinh hoàng và có thật, từng xảy ra ven biển Thừa Thiên-Huế vào ngày 11/9/1904, do nước dâng gây ra. TS Vũ Thanh Ca, Viện Khí Tượng Thủy văn&Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, trích dẫn từ một báo cáo cho hay, trận thiên tai ấy “đã tàn phá 22.027 ngôi nhà, làm đắm 519 thuyền và chết 724 người”.
Các nhà khoa học tranh cãi khá sôi nổi nguyên nhân của thiên tai kia. Có ý kiến cho rằng do mưa to gây lụt lớn ven biển giống như ba tỉn Bắc Trung Bộ vừa trải qua hồi nửa đầu tháng 10 vừa qua. Có ý kiến cho đấy có thể là do nước biển dâng do bão. Khi bão lớn đổ bộ vào bờ, gió bão cường độ cao có thể làm cho nước biển dâng lên đột ngột tới hàng mét, thậm chí, hàng chục mét.
Các ý kiến khác lại quy thiên tai đó cho sóng thần. Nhóm ý kiến này còn dẫn bằng chứng của sóng thần ở hai thời điểm và địa phương khác như bờ biển Nam Định vào năm 1930 và Đà Nẵng vào năm 1964.
Đáng tiếc là tất cả các ý kiến trên đều dựa trên suy đoán chứ không có bằng chứng xác thực nào. Trong bối cảnh ấy tranh tối tranh sáng ấy, ý kiến phủ nhận có sóng thần có vẻ được chấp nhận hơn cả.
Bản thân TS Vũ Thanh Ca, chủ trương phủ nhận khả năng sóng thần từng tấn công Việt Nam: “Cho tới nay, các kết quả điều tra về khả năng xảy ra của sóng thần tại vùng bờ biển Việt Nam là rất ít”. Tuy nhiên, cũng thừa nhận “chưa có bằng chứng rõ ràng để khẳng định hay phủ nhận những thông tin trên”.
Bởi thế, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thủy, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, mới đề nghị “tiến hành các chuyến khảo sát dọc bờ biển Việt Nam”.
Trong khi chờ các nhà khoa học làm rõ thực hư, xin nêu ra đây quan điểm phủ nhận sóng thần từng xuất hiện ở Việt Nam. Trao đổi riêng với PV, TS Vũ Thanh Ca biện luận như sau: “Quan niệm của dân ven biển về sóng thần đôi khi thiếu chính xác. Người ta thường nhầm lẫn giữa nước dâng bão với sóng thần. Nhiều khi thiệt hại do nước dâng bão hay lũ lụt gây ra do mưa lớn tại vùng cửa sông cũng được quy kết cho nguyên nhân là sóng thần. Do đó, các thông tin về sóng thần tấn công vào bờ biển Thừa Thiên-Huế, ngày 11/9/1904 cũng như các thông tin cho rằng sóng thần tấn công bờ biển Nam Định vào năm 1930, Đà Nẵng vào năm 1964 là chưa có cơ sở rõ ràng và chưa được khẳng định về độ chính xác. Có rất nhiều khả năng đây là những thiệt hại có nguyên nhân không phải sóng thần”.
Cuối cùng TS Ca kết luận một cách chung chung “Thực ra thì thiên tai ở vùng bờ biển Việt Nam từ xưa tới nay khá nhiều, nhưng nguồn gốc của thiên tai nhiều khi không rõ ràng”. Nguyên do được cho là các phương pháp điều tra chủ yếu ở ta dựa trên các ghi chép lịch sử về thiệt hại do thiên tai ở dải ven bờ và điều tra trong dân. “Có một số tài liệu về thiệt hại nhưng vì không có những ghi chép rõ ràng nên không khẳng định được đó có thực sự do sóng thần hay không”.
Vẫn không thể chủ quan
Dẫu chưa có bằng chứng xác đáng trong quá khứ, các nhà khoa học cho biết cũng không thể chủ quan với nguy cơ sóng thần vì Việt Nam nằm ở vị trí có xác suất xảy ra sóng thần không nhỏ.
Nghiên cứu mới nhất và độc lập của nhóm các nhà khoa học ở Viện Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên&Môi trường) và của Viện Vật lý Địa cầu (Viện Khoa học&Công nghệ) đều chung nhận định Việt Nam nằm ở vị trí ít có nguy cơ xảy ra sóng thần song không vì thế mà chủ quan.
Theo đó, một đứt gãy dưới Biển Đông phía tây Philippines có thể gây ra động đất cấp 9,0 và sóng thần. Chỉ trong vòng 2-3 tiếng, sóng thần có thể ập đến Việt Nam và vùng biển miền Trung có nguy cơ bị tàn phá nặng nề nhất.
“Các nhà địa chấn phải nghĩ về động đất ở khu vực đới hút chìm phía tây bắc Philippines cũng có thể đạt độ lớn 8,9 tới 9,0 độ richter và, như vậy, vùng bờ biển và hải đảo Việt Nam cũng có thể có nguy cơ sóng thần”, PGS.TS Thủy lưu ý.
Theo một số nhà khoa học Nhật Bản và New Zealand, động đất tại dải đứt gẫy chìm trong khu vực Biển Đông phía tây Philippines đúng là có thể đạt độ richter, tức là từ 8,4 đến 9,0 đô richter.
Dựa trên những nhận định đó, nhà khoa học đã sử dụng mô hình trị số hiện đại để tính toán sự lan truyền của sóng thần trên Biển Đông với mục đích phục vụ công tác xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng biển Việt Nam.
Giả thiết dải đứt gãy phía tây Philippiines hoạt động với trận động đất cấp 9, khả năng xảy ra sóng thần gần như là hiện thực. Tại nơi xảy ra động đất ngoài biển sâu, sóng thần có bước sóng hàng trăm (từ 300 km tới 600 km). Vì thế, ngoài biển rất khó nhận biết có sóng thần hay không. Khi vào đến gần bờ sóng thần có bước sóng khoảng chừng 30 km tới 40 km, thậm chí chỉ 30 m.
Theo tính toán, sau khi động đất khoảng hơn một giờ, sóng thần sẽ lan truyền tới vùng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Tùy địa hình đáy biển tại một số đảo, độ cao sóng thần ở các đảo này có thể rất lớn, thậm chí cao hơn 5m.
Sau khoảng hai giờ từ khi hình thành, sóng thần lan truyền tới vùng bờ biển nước ta và ảnh hưởng mạnh tới vùng biển từ Quảng Ngãi tới Phan Rang. Đà Nẵng cũng chịu ảnh hưởng của sóng thần nhưng yếu hơn. Trên bản đồ phân bố độ cao của sóng thần tại các vị trí gần bờ biển, người ta thấy độ cao sóng thần thay đổi rất mạnh dọc theo bờ biển. Hầu như trên toàn dải bờ biển kể trên, độ cao sóng thần vượt quá 3m.
Tại một số vị trí, các nhà khoa học cảnh báo, độ cao sóng thần có thể vượt quá 5m. Đặc biệt, với độ cao sóng tại bờ là 5m, độ cao sóng leo có thể vượt quá 10m. Với độ cao này, sóng thần có thể gây ra những thiệt hại rất lớn cho vùng ven biển, ngang với thiệt hại do sóng thần gây ra cuối năm 2004 ở Indonesia, hơn nhiều lần so với vụ hôm 25-10 vừa rồi.
Với những gì liên quan đến tính mạng của hàng vạn người, quả tình không thể chủ quan với sóng thần dù chưa có bằng chứng xác đáng trong quá khứ.
Tại hội nghị diễn đàn khí hậu mùa do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia tổ chức ở Vĩnh Phúc hai ngày, 21-22/10, theo TS Nguyễn Hồng Phương, Việt Vật lý Địa cầu, hiện nay, tốc độ phân tích số liệu động đât và song thần của ta được cho là quá chậm so với các nước trong khu vực và trên thế giới, gây ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát kịp thời các bản tin thông báo động đất tới các cơ quan hữu quan. Ta mất tới 20 phút để xác định các thông số động đất và tới 30 phút để thông tin được chuyển đi. (Mỹ Hằng)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).