»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:45:11 PM (GMT+7)

Sông Hồng thiếu nước

(00:13:07 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Trong những năm gần đây, mực nước sông Hồng liên tục xuống thấp, dự báo sẽ tiếp tục hạ thấp so với với trung bình nhiều năm (TBNN) trong thời gian tới, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và giao thông đường thuỷ.

 

 song[-]hong[-]thieu[-]nuoc

 Sông Hồng đã cạn trơ đáy vào mùa khô năm nay

 

Chính vì vậy, việc đánh giá và phân tích những nguyên nhân, xu thế cũng như đề ra các giải pháp là rất quan trọng và đang được dư luận quan tâm.

 

Sông Hồng bắt nguồn từ lãnh thổ Trung Quốc, có diện tích lưu vực tự nhiên 169.000 km2, trong đó phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 86.680 km2, bao gồm địa giới hành chính của 26 tỉnh Bắc Bộ. Trên lưu vực, hàng nghìn hệ thống công trình thủy lợi đã được xây dựng, cung cấp nước tưới cho 620.000 ha lúa chiêm xuân, 730.000 ha lúa mùa, hàng chục nghìn hécta rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả; phục vụ chống lũ kết hợp tiêu úng, bảo vệ hàng vạn hécta đất canh tác và các khu công nghiệp, dân cư đô thị trên toàn lưu vực. Nhờ có các công trình thủy lợi, hàng trăm nghìn hécta đất canh tác 1 vụ đã được chuyển sang 2 đến 3 vụ, năng suất cây trồng ngày một tăng.

 

Mặc dù lưu vực sông Hồng có tổng lượng dòng chảy khá lớn (khoảng 135 tỷ m3 /năm) nhưng phân bổ không đều theo thời gian trong năm. Tổng lượng dòng chảy 7-9 tháng mùa khô chỉ chiếm từ 20-30% tổng lượng dòng chảy năm. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, tình hình hạn hán trên lưu vực ngày càng trở lên khắc nghiệt.

 

Nhìn lại từ năm 2003, mùa mưa kết thúc sớm, lượng mưa thiếu hụt 10-30% so với TBNN nên từ tháng 9/2003 đến tháng 3/2004, nhiều khu vực thiếu hụt khoảng 100-300mm. Thời tiết khô hanh diễn ra liên tục dẫn đến bốc hơi mạnh nên dòng chảy đến trên các sông giảm khoảng 10-20% so với TBNN. Năm 2004, mùa mưa kết thúc sớm 1-2 tháng với lượng mưa 10 tháng đầu năm thiếu hụt 30% so với TBNN. Đầu năm 2005, dòng chảy đến trên hai nhánh sông Thao và sông Lô đều giảm khoảng 27-35%, dẫn đến tổng dòng chảy về toàn hệ thống tại Sơn Tây rất nhỏ, mực nước tại Hà Nội xuống đến 1,58m (8.3.2005).

 

Mùa khô 2005-2006, tình hình có khả quan hơn khi ở đầu mùa khô, hồ chứa Hòa Bình tích được đến mực nước dâng bình thường (117m) và hồ chứa Thác Bà tích lên đến 58, 05m. Mặc dù vậy, trong giai đoạn đầu tháng 2/2006, có lúc hồ Hòa Bình và Thác Bà gần như không xả nước xuống hạ du, dẫn đến mực nước sông Hồng tại Hà Nội hạ xuống mức 1, 38m.

 

Theo báo cáo về tình hình hạn hán, thiếu nước trong mùa khô năm 2009-2010 của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sông Hồng tại nhiều vị trí, từ thượng nguồn tới hạ du, trên dòng chính và các sông nhánh đã xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử.

 

Từ tháng 11/2009 đến tháng 3/2010, dòng chảy sông Hồng trên dòng chính và trên các sông nhánh từ thượng nguồn đến hạ du, đã liên tục suy giảm và xuất hiện những trị số thấp nhất lịch sử trong chuỗi số liệu quan trắc cùng kỳ của hơn 100 năm qua (từ 0,76m xuống 0,4m, có thời điểm xuống thấp tới mức chỉ còn 0,1m - tại Hà Nội ngày 21/02/2010).

 

Theo số liệu đo đạc tại một số trạm thủy văn, trong mùa khô 2009-2010, dòng chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam trên cả 3 nhánh sông Đà, Thao, Lô đều ở mức thấp nhất trong lịch sử. Đặc biệt là trên sông Thao và sông Lô, mực nước, lưu lượng tại các trạm thượng nguồn sát biên giới đều ở mức rất thấp, kéo dài trong nhiều ngày, trong nhiều tháng và xuất hiện nhiều trị số thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc. Cụ thể như sau:

 

Trên sông Đà, tại Lai Châu, lưu lượng nhỏ nhất trong các tháng từ tháng 11/2009 - 2/2010 đều nhỏ hơn so với lưu lượng nhỏ nhất trong lịch sử và chỉ đạt từ 7% đến cao nhất là 53% so với các giá trị lưu lượng thấp nhất trong lịch sử.

 

Trên sông Thao, tại Lào Cai, lưu lượng nhỏ nhất trong các tháng 11/2009 bằng 88%; tháng 1/2010 bằng 89% và tháng 2/2010 bằng 63% so với các giá trị thấp nhất trong lịc sử các tháng tương ứng.

 

Trên sông Lô, tại Hà Giang, lưu lượng nhỏ nhất trong các tháng từ tháng 11/2009 đến tháng 1/2010 chỉ bằng 85% đến 91% so với các giá trị thấp nhất trong lịc sử các tháng đó.

 

Do thiếu mưa và nguồn nước về suy giảm nên dòng chảy sông Hồng từ biên giới về các sông và hồ thủy điện của Việt Nam giảm nhanh từ cuối tháng 6/2009, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 35-65%. Lượng nước đến các hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đều thấp hơn trung bình nhiều năm và xuất hiện những giá trị thấp nhất trong lịch sử. Ước tính, tổng lượng nước thiếu hụt so với cùng kỳ năm 2009 của 3 hồ chứa trên khoảng 2 tỷ m3 nước.

 

Nguyên nhân của việc sông Hồng cạn nước trong những tháng mùa khô 2009-2010 được chỉ ra đó là do: mùa mưa năm 2009 kết thúc sớm, lượng mưa ở Bắc Bộ ít, nhiều ngày không mưa, nắng nóng kéo dài.

 

Một nguyên nhân quan trọng khác được chỉ ra nữa là: các nhà máy thủy điện phía Trung Quốc đã làm biến đổi sâu sắc chế độ dòng chảy phía Việt Nam, làm căng thẳng thêm tình trạng cạn kiệt, thiếu nước trên các sông trong mùa cạn này.

 

Đáng lo ngại, mực nước sông lên xuống rất nhanh trong ngày. Tại công trình Thủy điện Sơn La có hiện tượng nước dao động lên xuống rất nhanh với biên độ khoảng 10-20cm trong vòng 2-3 giờ. Tại Lai Châu, dòng chính sông Đà và tại Hà Giang, sông Lô cũng có diễn biến tương tự.

 

Ngoài ra, chất lượng rừng không cao, các nhà máy thủy điện tích nước muộn vào cuối mùa lũ nên đã không tích đủ nước trong mùa khô, nước ngầm bị suy giảm, đáy sông bị hạ thấp… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khô hạn.

 

Trước mắt, cần cấp bách trang bị thiết bị quan trắc mực nước tự động tại các trạm sát biên giới Trung Quốc như Mường Tè (Lai Châu), Hà Giang, Lào Cai và hạ lưu sông Hồng tại Sơn Tây, Hà Nội. Hiện các trạm này đang quan trắc thủ công và chịu tác động mạnh mẽ từ sự điều tiết các hồ chưa phía Bắc Trung Quốc đặc biệt trong mùa cạn, biên độ dao động mực nước trong ngày rất lớn có khi gần 1-1,5m. Ngoài ra, cần thay đổi chế độ vận hành xả nước và tích nước của các hồ chứa góp phần giải hạn cho hạ du.

 

Vào mùa lũ, trong điều kiện nguồn nước biến động bất thường do tác động của biến đổi khí hậu và việc sử dụng nước phía Trung Quốc cần xem xét tích nước các hồ sớm hơn vào cuối mùa lũ để có thể tích đầy nước các hồ. Còn vào mùa kiệt, các hồ chứa cần xây dựng chế độ vận hành hợp lý, hài hòa giữa yêu cầu phát điện và các nhu cầu nước khác dưới hạ du và phù hợp với chế độ dòng chảy thượng nguồn và hạ du các hồ chứa.

 

Về lâu dài, biện pháp trồng rừng làm tăng diện tích rừng có khả năng giữ nước, thủy sinh trong mùa khô để giữ nước trên các khu vực đầu nguồn, khôi phục nguồn nước ngầm đang bị suy giảm và thay đổi cơ cấu sử dụng nước, thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước… cũng là cách để giảm tình trạng cạn kiệt hiện nay.

 

Trần Thị Huệ (Cục Quản lý Tafi nguyên nước)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sông Hồng thiếu nước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI