»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:05:56 AM (GMT+7)

Sắp diễn tập ứng phó sóng thần tại Đà Nẵng

(00:09:24 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Cuộc diễn tập đầu tiên về phòng chống thảm họa sóng thần sẽ được tổ chức vào đầu tháng 9 tại Đà Nẵng. Tình huống giả định có thể là do một trận động đất ở khu vực bờ tây Philippines tạo ra.

Ngày 14/4, trao đổi bên lề Hội nghị triển khai công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2011, thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cho biết cuộc diễn tập dự kiến diễn ra ở Đà Nẵng vào ngày 1/9. Hiện, Ủy ban đã chuẩn bị kế hoạch để làm việc cụ thể với địa phương này.

 

 

Các vùng động đất gây sóng thần có thể ảnh hưởng tới bờ biển và hải đảo Việt Nam. Ảnh: Vast.ac.

 

Tình huống giả định có thể là do một trận động đất ở khu vực bờ tây Philippines tạo ra sóng thần tràn vào bờ biển Trung Bộ của Việt Nam. Trung tâm cảnh báo động đất và sóng thần nhận được thông tin ngay lập tức kiểm tra và phát tin. Người dân, chính quyền địa phương, các ban ngành triển khai đối phó. Khi sóng thần đã ập vào bờ, công tác khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân được tiến hành.

 

“Chúng ta phải chủ động chứ không được đợi thảm họa xảy ra rồi mới tìm cách ứng phó. Khi xảy ra động đất dẫn đến sóng thần, nếu vào Đà Nẵng thì chỉ khoảng 2 giờ. Việc tổ chức thông tin phải nhanh nhất. Hành động lúc đó phải nhanh và kiên quyết, có thể phải cưỡng chế, chứ lúc đó không thể đi giáo dục vận động người dân được nữa”, ông Giang nói.

 

Đà Nẵng là nơi đầu tiên diễn tập, các tỉnh thành phố ven biển sẽ được mời đến để thăm quan và rút kinh nghiệm. Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, sau Đà Nẵng căn cứ tình hình thực tế có thể tiếp tục diễn tập ở địa phương dự báo có nguy cơ sóng thần cao.

 

 

Thời gian lan truyền sóng thần từ vùng khu vực đới hút chìm Manila tới vùng bờ biển Việt Nam. Ảnh: Vast.ac.

 

Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu một trận động đất cường độ 8,3 độ richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila (Philippines) thì có thể tạo nên sóng thần cao 6,2 mét ở Quảng Ngãi và 2,1 mét ở Nha Trang.

 

Động đất mạnh 9,2 độ richter ở cùng khu vực có thể tạo ra sóng thần cao 10,6 mét ở Quảng Ngãi và 5 mét ở Nha Trang. Thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam chỉ khoảng 2 tiếng.

 

Về mặt khoa học các trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 độ richter ở các vùng biển là có khả năng gây ra sóng thần. Việt Nam đang lắp thí điểm 10 trạm cảnh báo tự động. Khi có dấu hiệu sẽ tự động truyền tin về các trạm này. Ở Đà Nẵng, hệ thống này đã cơ bản lắp đặt xong.

Theo Nguyễn Hưng/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sắp diễn tập ứng phó sóng thần tại Đà Nẵng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI