»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:17:19 AM (GMT+7)

Khí hậu toàn cầu thay đổi bởi một ngọn núi lửa

(00:18:30 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Một chuyên gia Ðại học California (Mỹ), kết luận đợt phun trào của núi lửa Hua-y-na-pu-ti-na (Peru) vào năm 1600, gây tác động lâu dài khi các phân tử lưu huỳnh bay vào bầu khí quyển, gây xáo trộn khí hậu toàn cầu.

"Chúng tôi nhận thấy năm 1601 là một trong những năm lạnh, ẩm và tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Một vài sự kiện biến đổi khí hậu khác được cho là kết quả của xu hướng lạnh từ thời kỳ băng hà. Có lẽ chúng được tạo nên bởi núi lửa Hua-y-na-pu-ti-na".

 

Theo chuyên gia này, những vụ phun trào núi lửa có quy mô như thế có thể khiến khí hậu Trái đất giảm xuống dễ dàng hơn. Lần hoạt động tiếp theo của núi lửa có thể khiến hành tinh chúng ta trở nên lạnh hơn và làm giảm đáng kể năng suất của ngành nông nghiệp.

 

Hổ phách đục chứa nhóm 356 động vật

 

Các nhà cổ sinh vật học thuộc Ðại học Rennes (Pháp) và ESRF vừa phát hiện một nhóm 356 động vật trong hổ phách hoàn toàn đục 100 triệu năm tuổi có từ thời trung Cretaceous tại vùng Charentes (Pháp).

 

Ðây là lần đầu chúng ta có thể khám phá và nghiên cứu hóa thạch bên trong nó. Các nhà khoa học  đã áp dụng phương pháp chụp X-quang microradiography truyền pha tương phản.

 

Phương pháp này rọi sáng khối hổ phách vốn không khác gì một hòn đá dưới mắt thường. Họ đã phát hiện hóa thạch từ ong bắp cày, ruồi cho đến kiến và thậm chí là nhện và loài a-ca-ri-an. Nhóm nghiên cứu đã nhận diện họ của 53 phần trăm số động vật trong nhóm.

 

Có thể có đại dương trên Ti-tan

 

Các hình ảnh ra-đa từ tàu thăm dò Cassini-Huygens cho thấy có thể có sự hiện diện của một hồ chứa nước lỏng bên dưới lớp băng dày của Ti-tan, mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống bên ngoài trái đất.

 

Ðiều này cũng có nghĩa trên mặt trăng Ti-tan có hai thành phần cần thiết cho sự sống nước và các phân tử hữu cơ. "Nếu thông tin này được xác nhận, Ti-tan sẽ là mặt trăng thứ tư ngoài hệ mặt trời được cho có đại dương ngầm, bên cạnh ba mặt trăng của sao Mộc là Ganymede, Callisto và Europa".


(Theo Nhân Dân)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khí hậu toàn cầu thay đổi bởi một ngọn núi lửa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI