»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:20:17 AM (GMT+7)

Khí hậu ấm lên nhanh chưa từng có

(00:18:28 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (VFEJ) - Khí hậu hiện đang ấm lên nhanh hơn cả thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử, được biết đến từ những bằng chứng hóa thạch, khoảng 56 triệu năm trước – thời điểm mà nhiệt độ tăng lên 6 độ C trong vòng 1000 năm.

Nếu khí thải nhà kính tiếp tục tăng thì chẳng có lý do gì mà trái đất của chúng ta lại không ấm lên thếm 5,5 độ C vào cuối thế kỷ này.

 

 

Khí hậu ấm lên nhanh khiến băng tan

 

Các nhà khoa học ước tính lượng oxy đại dương sẽ giảm xuống khoảng 6 phần trăm cho mỗi nhiệt độ tăng thêm, và các vùng biển có lượng oxy thấp sẽ tăng lên ít nhất 50 phần trăm.


Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến những điểm đánh bắt thủy sản hiệu quả nhất thế giới ở các vùng nước lạnh ôn hòa. Đại dương cung cấp đến 1/6 nhu cầu protein trong lương thực của loài người – và như vậy, bất cứ sự mất mát nào trong các hoạt động ngư trường đều sẽ tác động trực tiếp đến chúng ta.


Bên cạnh những thay đổi do khí thải carbon sinh ra, đại dương cũng đang phải gánh chịu sự tấn công mạnh mẽ của việc khai thác quá mức, tình trạng phơi nhiễm tia UV tăng lên, ô nhiễm chất độc, các loài ngoại lai, và các dịch bệnh.


Hậu quả tấn công kết hợp của các vấn đề này đã làm nhiều loài suy yếu khả năng chống chọi với vô số các áp lực. Một nguy cơ rủi ro khác nữa là tình trạng ấm lên sẽ giải phóng những vùng dự trữ metan lạnh ở đáy biển, càng làm tăng thêm tình trạng ấm lên toàn cầu một cách nhanh chóng và không thể kiểm soát được.


“Đối mặt với những biến đổi khủng khiếp đó, ngay cả những sự can thiệp trên diện rộng chẳng hạn như việc thiết lập các mạng lưới rộng lớn ở các Vùng Bảo vệ Đại dương dường như cũng không chứng tỏ hiệu quả,” Mike cảnh báo. “Trên phạm vi toàn cầu, sự cắt giảm lập tức các khí thải CO2 là hết sức quan trọng để giảm thiểu tình trang biến đổi khí hậu do con người gây ra”.


Đại dương cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong các giải pháp đưa ra nhằm giảm khí thải carbon, bằng cách sản sinh ra những nguồn năng lượng sạch từ gió, sóng và thủy triều; và các phương pháp tiềm năng khác như sử dụng phân bón để kích thích các thực vật phù du nở hoa, nhằm thấm hút thêm nhiều carbon từ khí quyển, hoặc sử dụng đáy biển để lưu trữ CO2. Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để đảm bảo thành công.


“Có lẽ cũng đã quá muộn để tránh khỏi những biến đổi không thể đảo ngược trở lại đối với nhiều hệ sinh thái biển. Lịch sử đã cho chúng ta thấy những biến đổi ở đại dương như vậy sẽ có thể gây ra những hệ quả to lớn đối với các địa tầng trái đất,” các nhà khoa học kết luận.


Khí thải carbon và những tác động khôn lường


Khí thải carbon do con người tạo ra “đang ảnh hưởng đến các quá trình sống và phát triển của hệ sinh vật đại dương từ gene cho đến hệ sinh thái, trên mọi qui mô, từ các vũng đá nhỏ nhô ra biển cho đến các vùng lòng chảo đại dương, tác động đến các nguồn sinh thái, đe dọa nguồn an ninh lương thực của con người,” nghiên cứu của GS. Mike Kingsford thuộc trung tâm ARC nghiên cứu các dải san hô ngầm, và TS. Andrew Brierley thuộc Đại học St Andrews, Scotland, cảnh báo.


Nghiên cứu cho biết tốc độ biến đổi tự nhiên của các đại dương tăng nhanh chưa từng thấy ở một số nơi, và những thay đổi trong đời sống đại dương dường như cũng đang diễn ra rất nhanh.


Biến đổi diễn ra cả ở những vùng cá và các loài động vật biển sinh sống, cả ở sự xâm lấn môi trường sống, sự tuyệt chủng giống, và cả những biến đổi lớn trong các hệ sinh thái biển.


“Trước đây, ranh giới giữa các thời kỳ địa chất được đánh dấu bằng sự biến mất đột ngột của nhiều loài. Chúng ta có lẽ giờ đây cũng đang bước vào một thời kỳ mới – thời kỳ mà biến đổi khí hậu và những yếu tố do con người gây ra, chẳng hạn như việc đánh bắt, là những mối đe dọa lớn đối với các đại dương và sự sống của chúng,” Andrew và Mike chia sẻ.


Khí thải carbon do con người tạo ra giờ đây thậm chí đã ở trên mức “tồi tệ nhất” mà Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu Toàn cầu (IPCC) đã dự đoán trước đây.


Tình trạng này gây ra sự nóng lên toàn cầu nhanh nhất kể từ đỉnh điểm của kỷ băng hà cuối cùng. Cùng lúc đó, carbon đang axit hóa đại dương, với những hậu quả tại hại khôn lường cho hệ sinh vật phù du và các loài động vật có vỏ.


“Với mức độ khí thải hiện nay, rất có thể chúng ta sẽ phải trải qua mức độ giới hạn nguy 450ppm CO2 trong khí quyển vào năm 2040. Ở mức độ đó, thay đổi khí hậu toàn cầu có thể trở nên thảm khốc và không có cách nào đảo ngược được tình hình nữa. Ở mức độ đó, chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến sự mất đi hàng loạt các dải san hô ngầm và các vùng biển Bắc cực”.

Hồng Chuyên (theo ScienceDaily)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khí hậu ấm lên nhanh chưa từng có

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI