»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:20:39 PM (GMT+7)

Hơn nửa dân TP HCM sẽ bị ảnh hưởng bởi bão

(00:11:51 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Khoảng 26% dân cư hiện nay ở TP Hồ Chí Minh đang bị ảnh hưởng của những trận bão cực đoan và có thể tăng lên hơn 60% vào năm 2050 - một báo cáo được công bố tại Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương Thích ứng với Biến đổi Khí hậu ngày 22/10 ở Thái Lan.

Theo báo cáo, các siêu đô thị ven biển của Châu Á sẽ bị ngập lụt thường xuyên hơn, phạm vi rộng hơn, và ảnh hưởng nhiều hơn tới hàng triệu người, nếu xu thể biến đối khí hậu hiện nay vẫn tiếp diễn.

 

 

TP Hồ Chí Minh sẽ bị ngập lụt nhiều hơn trong vài thập kỷ tới (ảnh: VnExpress)

 

Báo cáo các rủi ro về khí hậu và các biện pháp thích ứng tại các siêu đô thị ven biển Châu Á đã nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với thủ đô Bangkok (Thái Lan), TP Hồ Chí Minh (Việt Nam), và thủ đô Manila (Philippines), theo các kịch bản khác nhau đến năm 2050.

 

Bangkok, TP Hồ Chí Minh, và Manila đều có gần hoặc hơn 10 triệu dân và là những trung tâm tăng trưởng kinh tế của quốc gia và khu vực đóng góp quan trọng cho GDP của mỗi nước. Tuy nhiên, là những siêu đô thị ven biển, tất cả đều phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến khí hậu đang ngày càng gia tăng như mực nước biển dâng cao và sự xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng thời tiết cực đoan.

 

Tại Bangkok, lụt lội xảy ra do lún sụt đất và lượng mưa tăng lên tại các điểm hội lưu dòng thoát qua thành phố. Vì thế, các biện pháp để kiểm soát việc khai thác nước ngầm, cải thiện dự báo lụt và thông tin, tôn cao đê kè và đầu tư nâng cấp công suất các trạm bơm là cần thiết.  Mối đe dọa từ mực nước biển dâng cao và các trận bão lớn được cho thấy ít trầm trọng hơn nhưng vẫn bắt buộc đầu tư vào bảo vệ khu vực ven biển và qui hoach sử dụng đất là những yếu tố phải tính đến về triển vọng lâu dài.

 

Ở TP. Hồ Chí Minh, báo cáo nhận định khoảng 26% dân cư hiện tại đang bị ảnh hưởng của những trận bão cực đoan nhưng những con số này có thể tăng lên tới hơn 60% vào năm 2050. Chính phủ đã bày tỏ sự quan tâm đến kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu của thành phố, kế hoạch này có thể đưa ra một khuôn khổ tổng thể về các biện pháp thích ứng đối với từng lĩnh vực. Các cách tiếp cận dựa trên cơ sở hạ tầng có thể kết hợp với các cách tiếp cận dựa trên sinh thái-kinh tế một cách hữu dụng nhưquản lý các vùng cây ngập nước và khôi phục các vùng ngập nước của đô thị.

 

Còn tại Manila, báo cáo nhận định kịch bản trường hợp xấu nhất một trận ngập lụt lớn có thể gây tổng thiệt hại gần như một phần tư GDP của khu vực siêu đô thị này. Các đe dọa chủ yếu đối với Manila là lượng mưa lớn, nước biển dâng, cũng như các cơn bão ngày càng mạnh hơn. Báo cáo cũng khuyến nghị tiếp tục cải thiện và thiết kế lại cơ sở hạ tầng kiểm soát lụt là cần thiết.

 

Báo cáo lập luận rằng trong khi các biện pháp khuyến cáo nhằm đối phó với lụt lội đã được áp dụng tại các thành phố này, vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm.

 

Quản lý môi trường đô thị có hiệu quả là điều quan trọng đối với các thành phố nhằm giải quyết các rủi ro liên quan đến khí hậu. Sụt lún đất do khai thác nước ngầm, đổ các chất thải rắn xuống các kênh rạch của thành phố, chặn dòng các hệ thống thoát nước, và tàn phá rừng tại các rừng phòng hộ đầu nguồn, tất cả đều gây ra tình trạng lụt lội trong thành phố.

 

Quản lý tốt hơn các vấn đề môi trường này sẽ giúp quản lý tốt hơn các tác động liên quan đến khí hậu trong tương lai.

 

Từ những thiệt hại gây ra liên quan đến biến đổi khí hậu, báo cáo cũng khuyến nghị chính quyền các siêu đô thị ven biển cần chủ động tiến hành các biện pháp nhằm giải quyết các rủi ro về khí hậu như là một phần không thể thiếu được trong qui hoạch đô thị.

 

Vấn đề này bao gồm xây dựng các khuôn khổ chiến lược thích ứng đô thị cho quản lý các rủi ro khí hậu, nâng cao năng lực thể chế để thích ứng và thực hiện các biện pháp như qui hoạch sử dụng đất và phân vùng nhằm giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của đô thị.

 

Phí tổn do các trận lụt gây ra cho cơ sở hạ tầng và nền kinh tế sẽ lên tới con số hàng tỷ dollar, với những cư dân nghèo là những đối tượng chịu hậu quả nặng nề nhất. Bởi vậy tất cả ba thành phố đều cần phải có những cách thức tiếp cận có mục tiêu, theo đặc thù của thành thị và theo cáh thức tiến bộ nhất để có thể vượt qua những thách thức này.

 

Báo cáo là kết quả của hai năm hợp tác nghiên cứu giữa Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Thế giới.

Phúc Anh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hơn nửa dân TP HCM sẽ bị ảnh hưởng bởi bão

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI