»

Thứ sáu, 22/11/2024, 20:03:33 PM (GMT+7)

Dòng nước chết người nơi bãi tắm

(00:16:44 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Không gây thiệt hại nhiều về vật chất, nhưng gây thiệt hại về người thì dòng rút - một hiện tượng tự nhiên tại các vùng bờ biển, lại không thua kém bất kỳ các thiên tai và hỏa hoạn nào. Sát thủ giấu mặt còn gọi là dòng chảy xa bờ này, và nhiều tên gọi khác nữa, có vẻ trở nên phức tạp hơn trong bối cảnh mực nước biển dâng cho biến đổi khí hậu

Dòng rút được đánh giá là một hiện tượng tự nhiên nguy hiểm đối với những người làm việc hoặc tắm biển ở các vùng ven bờ, đặc biệt đối với những người không biết hoặc bơi yếu, do có hướng chảy chủ yếu tách bờ ra khơi và có tốc độ dòng khá lớn.

 

 

Một trong những khó khăn với người đi tắm biển là làm thế nào để nhận biết được dòng rút ở bãi tắm

 

Lần đầu tiên ở Việt Nam, có một đề tài khoa học nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên này với mục tiêu cảnh báo, phòng tránh và đề xuất giải pháp phục vụ hoạt động du lịch biển và vừa được nghiệm thu tuần vừa qua ở Hà Nội.

 

Ở Việt Nam, dòng rút chưa nghiên cứu và hiểu biết nhiều nên hiện tai vẫn chưa thống nhất được tên gọi nhất quán trong khoa học, nhằm để phổ biến rộng rãi trong công chúng. Tại các địa phương, dòng rút được gọi bằng các tên khác nhau, như dòng xoáy, dòng rút, dòng xoáy đứt đoạn, dòng nước lừa, ao xoáy, vũng xoáy, ống xoáy, lò hút, v.v...

 

Dòng rút được sinh ra thế nào

 

Theo TS Nguyễn Bá Xuân, bãi tắm thường xảy ra dòng rút có dạng chảy ra biển theo các rãnh và xoáy trong các ao sâu, được hình thành do lượng bồi tích, hoặc do năng lượng phản xạ của sóng biển đập mạnh vào các bờ kè xây sát đường sát mép nước. Nói cách khác nó hình thành do ảnh hưởng của cầu cảng.

 

Những khu vực như vậy có khả năng xảy ra dòng rút khi có sóng lớn. Tại các bãi biển có độ dốc lớn, sóng biển tác động làm cho bãi biển bị xói lở, bờ biển biến đổi, tạo thành các định nhọn địa hình, từ đó sinh ra dòng rút. Dòng rút ở khu vực này thường có tốc độ dòng chảy ở tầng sát đáy cao, do đó rất nguy hiểm khi sóng lớn tác động trong thời điểm thuỷ triều.

 

Dòng rút cũng có thể được tạo ra do sự tương tác giữa sóng và dòng chảy, giữa sóng và mực nước, giữa sóng và địa hình đáy, v.v…Tuy nhiên dạng dòng rút được lưu tâm nhất là dòng rút sinh ra do tác động giữa sóng và địa hình đáy vùng gần bờ, đặc biệt với cấu trúc địa hình đáy và bãi có dạng địa hình có đỉnh nhọn (cuspate) và kênh (channel).

 

Theo nghiên cứu, dòng rút chính là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Khi sóng đánh và đưa nước biển vào bờ liên tục sẽ tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển.

 

Ví trí dòng rút phụ thuộc vào địa hình và trường sóng tới. Các độ cao sóng tới khác nhau có thể gây ra các dòng rút ở những vị trí khác nhau.

 

Dòng nước ngược này có thể ổn định, không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm. Tuy nhiên, chúng cũng có thể thay đổi liên tục vài giờ một lần. Dòng rút được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển.

 

Vận tốc trung bình dòng chảy này có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, tương đương với vận tốc của vận động viên bơi lội. Khi đó, hầu như không ai có khả nãng bơi ngược nó để vào bờ.

 

Dòng rút thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét, làm cho người biết bơi kiệt sức, hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy vào bờ. Ðối với người không biết bơi, dòng rút có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn.

 

BĐKH làm dòng rút mạnh hơn

 

Với hình thái địa hình đáy có các rãnh sâu hoặc hố sâu thì, với sự tác động của sóng, dòng rút có thể phát triển rất mạnh. Khi độ cao sóng là 1m thì dòng rút có thể đạt tốc độ cực đại khoảng gần 1m/giây tại các rãnh sâu.

 

Các kết quả tính toán cho thấy, nếu với dạng địa hình có các đỉnh nhọn nhô nhiều ra biển và kế tiếp nhau liên tục, khi trường sóng tới thích hợp, sẽ có khả năng xuất hiện dòng rút giữa các đỉnh và trên đỉnh nhọn.

 

Không chỉ vậy, dòng rút  phức tạp có thể hình thành do sự tác động qua lại của sóng với sóng, sóng với mực nước, sóng với dòng chảy và sóng với dạng địa hình đáy và bãi. Trong số đó, nguyên nhân do tác động của sóng và địa hình đáy là hai nguyên nhân quan trọng nhất.

 

Như nêu ở trên, dòng rút có thể tồn tại quanh năm, vài tháng, theo mùa, vài ngày và vài giờ tại một vùng biển nào đó. Tuy nhiên đại bộ phận các dòng rút đều có thời gian sống rất ngắn, trung bình khoảng vài phút.

 

Dòng rút có thể tồn tại khá thường xuyên chủ yếu ở những vùng biển có các đỉnh nhọn địa hình nhô ra biển, như các công trinh nhân tạo cầu cảng, đê chắn sóng và các công trình xây sát bờ biển.

 

Theo TS. Dư Văn Toán, Trưởng phòng Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên Biển, Viện Nghiên cứu Biển&Hải đảo, Tổng cục Biển&Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên&Môi trường, chắc chắn biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm gia tăng mực nước và sóng biển, dẫn tới dòng rút mạnh hơn, nguy hiểm hơn.

 

Ví trí dòng rút phụ thuộc vào địa hình và trường sóng tới. Các độ cao sóng tới khác nhau có thể gây ra các dòng rút ở những vị trí khác nhau.

 

”Dòng rút không phải là một hiện tượng bí ẩn, mà là một bộ phận tất yếu không thể tách rời trong hệ thống hoàn lưu chung ở các vùng ven bờ”, TS Nguyễn Bá Xuân khẳng định.

 

Vì có kích thước dạng tế bào, dòng rút luôn biến động theo thời gian và trong không gian và rất nhạy cảm với biến đổi của thời tiết nên chúng có thể hình thành và tồn tại ở bất kỳ bãi biển nào và vào bất cứ thời điểm nào.

 

Tuy nhiên, dòng rút chủ yếu xảy ra phổ biến chủ yếu vào các thời kỳ chuyển mùa, khi chế độ gió, sóng và dòng chảy thay đổi. Chúng cũng thường xảy ra vào khoảng thời gian trước và sau các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, TS Xuân cho biết thêm.

 

Theo thống kê, tại các bãi tắm biển tại vũng Tàu, năm 2008 có gần 900 vụ cứu nạn cứu hộ do tắm biển, trong đó, số vụ tai nạn do dòng rút gây ra là chủ yếu.

Dòng rút thường để lại những dấu vết khác biệt có thể dễ nhận biết bằng mắt; đó là sự xuất hiện của một vùng xáo trộn lăn tăn hay một vùng bọt nước trắng xóa trên mặt biển gần sát bờ; một dấu hiệu rõ nét về màu sắc của nước biển khi nhìn từ trên cao xuống cũng có thể cho phép nhận dạng dòng rút; một dải hẹp tập trung những rác rưởi và vật trôi nổi trên mặt nước.

Hiện cả nước có hơn 125 bãi tắm lớn và nhỏ, trong đó có 20 bãi biển đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các bãi biển của Việt Nam nhìn chung khá bằng phẳng, nước trong, sóng gió vừa phải, thích hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí trên biển.

Kiều Oanh/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dòng nước chết người nơi bãi tắm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI