Dòng nước chết người-Phát hiện, phòng tránh thế nào
(00:16:35 AM 18/06/2011)
>> Dòng nước chết người nơi bãi tắm
Những năm gần đây, tại các bãi tắm ở Vịnh Nha Trang, một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, xảy ra khá nhiều vụ tai nạn, thậm chí chết người, khi tắm biển. Chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa, nơi có các bãi tắm nổi tiểng như bãi ở Vịnh Nha Trang và Bãi Dài- Cam Ranh, tỏ ra lúng túng về việc tìm ra các giải pháp phòng hữu hiệu mặc dù, tại các bãi tắm này, lực lượng cứu hộ được tăng cường.
Nếu di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên), chúng ta sẽ rơi vào dòng chảy xa bờ.
Đứng trước tình hình đó, UBND Tỉnh Khánh Hòa gửi công văn yêu cầu Viện Hải Dương học, thuộc Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam, giúp đỡ tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp phòng tránh. Các nhà khoa học lúc đó nghĩ ngay đến một hiện tượng thủy thạch- động lực xảy ra ở vùng ven bờ. Đó chính là dòng nước bí ẩn dược gọi là dòng rút (rip current) hoặc còn nhiều tên gọi khác nữa như đã đề cập trong bài đăng trước đó trên Báo Tiền Phong số 149 ngày 29-5-2010.
Và Đề tài mang tên Nghiên cứu Hiện tượng Dòng rút Khu vực Bãi biển Nha Trang và Cam Ranh, đề xuất Giải pháp Cảnh báo và Phòng tránh Phục vụ Hoạt động Du lịch đã được thực hiện trong tình trạng gấp gáp và kính phí hạn hẹp.
Theo TS Nguyễn Bá Xuân, Trưởng phòng Vật lý Biển - Viện Hải Dương học- và là chủ nhiệm đề tài, vì đây là đề tài chưa từng được nghiên cứu ở Việt Nam, lại đề cập đến một dạng dòng chảy đặc biệt có cầu trúc và kích thước của dạng hoàn lưu tế bào, xảy ra ở vùng sóng đổ sát bờ, nên quá trình nghiên cứu gặp không ít khó khăn.
Dù kết quả mới chỉ là bước đầu, nghiên cứu lần đầu tiên này của các nhà khoa học giúp đưa ra lời cảnh báo không chỉ cho các bãi tắm ở tỉnh miền trung Khánh Hòa mà còn cho tất cả các tỉnh ven biển nước ta có bãi tắm khi mùa hè bắt đầu.
Biết bơi cũng phải cảnh giác
Như đề cập qua ở số báo trước, dòng rút là một trong những đe dọa tiềm tang và khó phát hiện nhất ở vùng bờ biển và các bãi tắm nói riêng. Đây được xem là nguyên nhân chính của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m - 1,0m/giây. Với tốc độ dòng chảy ấy, rất khó có ai đủ sức bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội olympic. Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.
Dòng rút có thể kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho nạn nhân kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ.
Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.
Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển. Do đó, khi tắm biển, cần nhớ rằng vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.
Sóng bạc đầu- Chỗ trú an toàn
Điều đáng chú ý, theo các nhà khoa học, sóng bạc đầu chính là nơi có thể giúp cứu chung sta thoát khỏi dòng rút ở các bãi tắm. Vì sao vậy?
Đặc điểm của sóng bạc đầu là dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves), chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng, chúng ta sẽ rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Chính vì thế, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm.
Như vậy, vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.
Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?
Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm. Có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:
- Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.
- Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn
- Đôi khi, ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển
Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ
Các khảo sát cho thấy dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước. Dòng chảy xa bờ chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.
Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ.
Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ra bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ. Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:
- Bình tĩnh. Không hoảng loạn
- Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ
- Đối với người bơi giỏi, nếu tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ
- Đối với người bơi yếu, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
- Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.
- Một lần nữa, bất cứ khi nào thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, cần có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ.
Đặc biệt, nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn. Cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm. Ngoài ra, cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu không chắc thì không nên xuống biển tắm. Dòng nước rút hay dòng chảy xa bờ là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ nhưng, khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì, chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển.
(tham khảo cả các website như www.scienceofthesurf.com và www.prime.edu.vn )
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).