Điệp khúc Hà Nội úng ngập trong mùa mưa
(00:17:19 AM 18/06/2011)
Trong khi hệ thống hạ tầng đô thị của Thủ đô còn nhiều bất cập thì "cuộc chiến" chống úng ngập cũng còn lắm gian nan.
Mỗi khi mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Hà Nội lại ngập nước. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).
Mương, sông bị “bóp nghẹt”
Theo Công ty Thoát nước Hà Nội, trước mùa mưa 2010, hệ thống thoát nước khu vực chín quận nội thành cũ vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước trên địa bàn khi xảy ra mưa lớn.
Bốn con sông thoát nước chính của thành phố là Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu đã bị bồi lắng so với cao độ hoàn công, một số đoạn kè trên sông Kim Ngưu và sông Lừ đã bắt đầu xuống cấp.
Số cống rãnh cũ, tiết diện nhỏ, xuống cấp chiếm tỷ lệ không nhỏ. Một số nơi địa hình trũng, thiếu hệ thống thoát nước, hệ thống thoát nước bị xâm hại do các công trình hạ ngầm, cải tạo rãnh vỉa phá vỡ ga thu.
Điểm yếu nhất của hệ thống thoát nước là hệ thống mương hầu hết đều có tiết diện nhỏ, có đáy không đảm bảo yêu cầu thoát nước. Một số tuyến mương chính hiện đang thi công các dự án cống hóa làm thu hẹp dòng chảy.
Các tuyến mương nông nghiệp mới chuyển sang phục vụ thoát nước đô thị đều là mương đất nhỏ có nhiều bùn đất, khả năng thoát nước rất hạn chế.
Hiện nhiều đoạn mương bị thu hẹp dòng chảy do đang trong quá trình thi công. Điển hình là tuyến mương Hào Nam-Yên Lãng do Ban quản lý dự án giao thông đô thị làm chủ đầu tư, đoạn từ đường Võ Văn Dũng đến Thái Hà bị đơn vị thi công đắp chặn mương còn đoạn từ Thái Thịnh đến đường Láng đang đặt cầu công vụ làm thu hẹp dòng chảy.
Mặt khác, dự án đường vành đai 3 do Ban quản lý dự án Thăng Long thi công dự kiến hoàn thành trong tháng Sáu nhưng hiện nay trong lòng cống thoát nước tồn đọng nhiều bùn đất, đập chặn, chưa được nạo vét và chưa được đấu nối với các tuyến cống trên đường Nguyễn Trãi.
Một số công trình hạ ngầm đã đục phá các ga thu, cống ngang, rãnh... gây ra những điểm úng ngập cục bộ phát sinh.
Hiện nay, hầu hết các quận đang triển khai các dự án chỉnh trang hè đường phố khiến các ga thu bị thu hẹp tiết diện, bùn đất lấp kín miệng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác thoát nước.
Trong khi đó, các dự án cống hóa mương Nguyễn Phong Sắc, cải tạo các tuyến đường Ngô Gia Tự, Ngọc Lâm, Nguyễn Sơn, cải tạo hồ Tai Trâu... cũng đang trong quá trình thi công chưa được bàn giao đưa vào vận hành phục vụ thoát nước mùa mưa.
Hệ thống kênh bao Yên Sở đang bị xâm hại nghiêm trọng. Theo phản ánh của một số người dân sinh sống gần khu vực, trong quá trình thi công cầu Thanh Trì, đơn vị thi công đã đổ đất đá, đặt các cục bêtông kích thước lớn xuống dòng chảy khiến nước không thoát được.
Mùa mưa đã bắt đầu, nếu không giải quyết ngay tình trạng trên thì nguy cơ úng ngập trong nội thành sẽ tăng lên.
Ngoài ra, tình trạng xả rác bừa bãi, đổ phế thải xuống mương sông hồ, bơm bùn vào lòng cống, ăn cắp nắp ga đan đã làm mất an toàn khi xảy ra mưa lớn.
Theo thống kê, hiện nước thải trên địa bàn Hà Nội mới có khoảng 5-7% được xử lý, phần còn lại được xả thẳng vào hệ thống thoát nước của thành phố. Chính vì vậy, khi ngập lụt đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề cho các khu vực dân cư.
Còn ít nhất 25 điểm úng ngập
Trong tổng số 28 điểm úng ngập cục bộ mùa mưa năm 2009, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội đã giải quyết được ba điểm Trần Đăng Ninh, Chùa Hà, đường Tam Trinh. Hà Nội vẫn còn ít nhất khoảng 25 điểm úng ngập khi xảy ra mưa lớn.
Theo kế hoạch sẽ có 13 điểm sẽ được cải tạo trong dự án Thoát nước Hà Nội giai đoạn hai là Lê Duẩn; Trần Hưng Đạo-Phan Chu Trinh; Điện Biên Phủ-Nguyễn Tri Phương; Đội Cấn; Ngô Thì Nhậm-Nguyễn Công Trứ; Hàng Chuối-Phạm Đình Hổ; Lĩnh Nam; Trương Định; Thái Thịnh; Lê Trọng Tấn; Trường Chinh; Tây Sơn-Thái Hà.
Theo Công ty Thoát nước Hà Nội, mặc dù năng lực thoát nước của thành phố Hà Nội đã được cải thiện nhiều so với trước nhưng cũng mới chỉ đảm bảo thoát ngập với trận mưa có cường độ 172mm/2 ngày tại những khu vực đã được cải tạo trong dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1.
Mặc dù năm nay, thành phố đã triển khai nhiều dự án và tiểu dự án nhằm cải thiện năng lực thoát nước của thành phố nhưng không phải tất cả đều phát huy hiệu quả ngay trong mùa mưa tới.
Một số dự án phải sang năm sau mới đưa vào khai thác, sử dụng.
Ông Nguyễn Lê - Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, trước tình hình diễn biến thời tiết phức tạp, để giải quyết tốt vấn đề thoát nước phục vụ các ngày lễ, đặc biệt là Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội, bắt đầu từ ngày 15/4, công ty đã vận hành hệ thống thoát nước của Hà Nội theo chế độ mùa mưa.
Các hồ điều hòa hạ mực nước đến cao trình quy định, trạm bơm Yên Sở và các đập điều tiết cũng được đưa vào hoạt động theo chế độ mùa mưa, đảm bảo tuân thủ đúng quy định, quy trình được duyệt. Đập Thanh Liệt cũng bắt đầu được mở để tận dụng khải năng tự chảy ra sông Nhuệ.
Đầu mùa mưa, công ty đã tổ chức duy tu, thực hiện nạo vét toàn bộ các tuyến thoát nước chính trên địa bàn, gồm các tuyến sông như Tô Lịch, Kim Ngưu để đảm bảo khả năng đưa nước nhanh nhất về trạm bơm Yên Sở, hệ thống các kênh bao, kênh khẩn cấp, kênh thông thường, hệ thống các trục kênh mương, cống.
Bên cạnh đó, công ty sẽ thực hiện hạ mực nước tại chín hồ điều hòa trên địa bàn xuống mức 3,5m, thấp hơn mực nước hồ năm ngoái 0,5-1m, bằng hệ thống bơm điều hòa đồng thời tiếp nhận đưa vào quản lý khai thác các hồ được cải tạo trong dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2 như hồ Bảy Mẫu, Đống Đa, Hố Mẻ, Hào Nam.
Đối với các tuyến kênh, mương sông hiện đang bị chắn dòng để thi công, Công ty đã đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị dừng thi công trên hệ thống thoát nước nghiêm túc thực hiện các biện pháp dẫn dòng, một số công trình có mức độ ảnh hưởng lớn như cống hóa mương Hào Nam-Yên Lãng, đường dẫn cầu Thanh Trì phải dừng thi công, thanh thải dòng chảy từ ngày 30/5/2010 để đảm bảo phục vụ thoát nước mùa mưa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).