Đập và sự phát triển bền vững
(00:14:43 AM 18/06/2011)
Gs. TSKH Phạm Hồng Giang – Chủ tịch Hội Đập lớn Việt Nam
Nằm trong khuôn khổ Hội nghị, Hội thảo khoa học quốc tế mang tên “Đập và phát triển nguồn nước bền vững”, VFEJ đã có cuộc trao đổi với Gs. TSKH Phạm Hồng Giang – Chủ tịch Hội Đập lớn Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, hàng năm nước ta phải đối phó với nhiều thiên tai. Vậy vai trò của các đập và hệ thống công trình thuỷ lợi - thuỷ điện như thế nào trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai?
GS. TSKH. Phạm Hồng Giang: Việt Nam có diện tích 330 ngàn km2, dân số đứng vào khoảng thứ 13 thế giới. Do đặc điểm địa hình, địa chất và vị trí địa lý, Việt Nam là một trong những Quốc gia có sự phân bố không thuận lợi về nguồn nước và phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai. Do đó, lịch sử dựng nước của nhân dân Việt Nam gắn liền với nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, xây dựng các hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và dân sinh.
Việt Nam có hàng trăm hệ thống sông lớn nhỏ, tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 843 tỷ m3, với tiềm năng thuỷ điện khoảng 85.000 GWh năm. Trước đây, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước mưa tự nhiên. Chính phủ Việt Nam đã dành những ưu tiên cho quản lý và phát triển nguồn nước, xây dựng hàng ngàn hồ đập lớn nhỏ, các hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ cho tưới tiêu, chống lũ, cung cấp nước cho công nghiệp, dân sinh và nuôi trồng thuỷ sản v.v.. xây dựng được hệ thống đê dài hàng ngàn km. Nhờ đó, cùng với các chính sách phát triển kinh tế phù hợp Việt Nam từ chỗ không đủ tự cung, tự cấp lương thực đã trở thành một trong các quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới. Trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần giảm thiểu thiệt haị về người và tài sản, ổn định đời sống nhân dân, được Liên hợp quốc đánh giá cao.
Có ý kiến cho rằng, để khắc phục tình trạng thiếu nước ở hạ lưu sông Hồng cũng như hệ thống sông Cửu Long hiện nay, chúng ta có thể xây dựng các con đập ở cửa sông như các nước ở thượng nguồn. Quan điểm của ông thế nào về ý kiến này?
GS. TSKH. Phạm Hồng Giang: Việc xây dựng đập là cần thiết, không chỉ riêng cho thủy điện mà còn phục vụ nông nghiệp, đời sống. Có điều, phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa thượng nguồn và hạ lưu. Trên thực tế, việc xây dựng các nhà máy thủy điện, cơ chế vận hành hồ ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thời gian qua còn nhiều vấn đề trong lập quy hoạch, quy trình điều hành. Công tác quản lý quy hoạch phát triển lưu vực còn bị buông lỏng, dẫn đến một số hồ chứa vô tình bị đặt trong sơ đồ khai thác bậc thang, khi xảy ra sự cố thì các hồ trên sẽ ảnh hưởng đến hồ dưới. Việc quản lý vận hành hồ chứa phải phát huy hiệu quả chống lũ, chống hạn. Hiện nay, việc quản lý, vận hành thủy điện nhỏ đã phân cấp cho địa phương. Các công trình thủy điện lớn, liên tỉnh mới có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan. Công trình thủy điện nhỏ hiện đang được xây tràn lan và quy hoạch manh mún, nên rất khó quản lý và rất dễ gây ra rủi ro khi mùa lũ về. Và muốn giảm nhẹ tác hại của thiên tai, nguyên tắc là đầu mùa lũ phải giảm mực nước hồ. Khi lũ về, hồ sẽ chứa nước, không để nước tràn về hạ du. Việc này, chúng ta đã làm có kết quả với hồ Hòa Bình.
Về xây dựng công trình đập trữ nước, việc ngăn các cửa sông lớn xây đập theo hình cánh cung như Hàn Quốc, Hà Lan… đang làm để chứa nước ngọt cho mùa kiệt là cần thiết. Chúng ta cũng đang xây dựng chính sách trữ nước ngọt, chẳng hạn chứa trong cả hệ thống kênh rạch vốn rất nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, các nước trong lưu vực mới chỉ sử dụng 5% lưu lượng nước của sông Mê Kông, như thế là rất lãng phí. Xu hướng lâu dài là vẫn phải đầu tư xây dựng các công trình đập để trữ nước ngọt nhằm kết hợp hài hòa giữa phát điện với các mục tiêu cắt giảm lũ cho hạ du, cấp nước sản xuất, sinh hoạt, cải thiện môi trường, bảo đảm an ninh về nguồn nước, thích ứng với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng trong bối cảnh suy thoái về nguồn nước và biến đổi khí hậu.
Xin ông cho biết những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và phát triển đập ở Việt Nam?
GS. TSKH. Phạm Hồng Giang: Trong công cuộc phát triển hiện nay, yêu cầu dùng nước trong dân sinh, kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng cả về khối lượng và chất lượng. Để đáp ứng yêu cầu phát triển điện năng, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm tới thuỷ điện, một nguồn năng lượng sạch và tái tạo, nhiều nhà máy thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng như Hoà Bình, Yaly, Sơn La... Chúng tôi hết sức chú trọng kỹ thuật vận hành các hồ chứa, liên hồ chứa thủy điện, kết hợp hài hòa giữa phát điện với các mục tiêu cắt giảm lũ cho hạ lưu, cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt và cải thiện môi sinh, sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước.
Tuy nhiên, trong vấn đề xây dựng và phát triển đập hiện nay vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý. Đó là, chúng ta cần phải triển khai xây dựng một số hệ thống đập mới theo đúng quy hoạch và có giải pháp điều hòa nguồn nước. Đối với hệ thống đập đã có, chúng ta cần quản lý điều hành có hiệu quả, đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng nước.
Với tư cách là Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước, ông có thể cho biết vấn đề gì là quan trọng trong việc xây dựng và vận hành hồ thuỷ điện?
GS. TSKH. Phạm Hồng Giang: Phát triển thuỷ điện là việc cần phải làm và tranh thủ làm sớm khi có đủ điều kiện. Đối với các hồ thuỷ điện lớn ở nước ta, khi xem xét dự án và qui trình vận hành, nhất thiết phải xem xét kỹ 2 mục tiêu chính: phát điện và chống lũ. Phát điện đem lợi ích trực tiếp đến cho chủ đầu tư còn chống lũ mang lại lợi ích lớn cho xã hội. Để hài hoà 2 mục tiêu này, phải có những quy định pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Dự báo thuỷ văn chính xác, kịp thời cũng rất quan trọng để vận hành hồ thật hiệu quả. Khi xây dựng thuỷ điện cần có sự giám sát chặt chẽ để nghiêm cấm lợi dụng làm thuỷ điện để phá rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).