»

Thứ bảy, 23/11/2024, 00:11:32 AM (GMT+7)

Đại dương ấm lên làm thay đổi cực trái đất

(00:18:25 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (VFEJ) - Đại dương ấm lên do những tác động của con người gây ra có thể dẫn đến sự thay đổi vị trí trục trái đất lên khoảng 1,5m vào cuối thế kỷ này.

Trái đất liên tục lắc lư, rung chuyển. Với sự chuyển đổi của các mùa, những thay đổi trong sự lưu thông của đại dương và không khí tạm thời đẩy các cực của hành tinh chúng ta ra khỏi trật tự.

 

Sự biến mất của các sông băng từ thời kỳ băng hà cuối có hậu quả lâu dài đã kéo cực bắc về phía Canada – các nhà khoa học đã từng nghĩ như vậy.

 

Trong một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Địa Vật lý, một nhóm nghiên cứu đã nhận thấy mực nước biển tăng do các đại dương đang ấm lên cũng góp phần đáng kể trong việc đẩy các cực chuyển động.

 

Khi nhiệt độ đại dương tăng, nước sẽ “nở” ra, đẩy mực nước biển tăng lên. Ước tính điều này sẽ dẫn đến hậu quả dâng đường nước bờ biển trên toàn cầu lên khoảng 3mm mỗi năm trong thế kỷ tới – mức tăng tổng cộng lại có thể lên khoảng 30cm.

 

“Do sự ấm lên toàn cầu đang bắt đầu tấn công xuống vùng biển sâu, nó sẽ đẩy vùng nước phía trên lên”, Felix Landerer thuộc Phòng Thí nghiệm Phản lực ở Pasadena (Mỹ), nhận định. “Một phần của khối lượng nước này sẽ được chuyển tới các thềm lục địa nông”.

 

Lượng nước này khi di chuyển lên các bãi nông đã đủ nặng để thúc vào trục xoay của trái đất làm cho nó dịch chuyển nhẹ về phía Alaska.

 

Đây là một kết quả hoàn toàn bất ngờ”, Richard Gross, một nhà nghiên cứu độc lập không liên quan đến dự án này, khẳng định. “Suy nghĩ trước nay vẫn cho rằng mực nước biển tăng không ảnh hưởng gì đến trục quay của trái đất”.

 

Phát hiện này của nhóm nghiên cứu cho thấy hoạt động của con người ảnh hưởng sâu sắc đến trái đất như thế nào. Khí thải nhà kính tăng lên không chỉ đẩy nhiệt độ tăng lên mà còn làm đổi hướng của cả hành tinh.

 

Các dải băng tan thậm chí sẽ có tác động lớn hơn đến trục quay của trái đất. Đặc biệt, băng ở Greenland có vai trò như một đường viền khổng lồ, nổi lên một cách tự do ngay ở đỉnh quay của trái đất.

 

Băng tan chảy sẽ tràn ra các đại dương phân chia lại toàn bộ trọng lượng nước. Nước tan chảy từ Greenland chỉ làm tăng mực nước biển lên khoảng 0,2mm mỗi năm, nhưng nó có thể dịch chuyển cực trái đất cùng một khoảng như tác động của sự ấm lên.

 

“Sự tan băng ở Greenland có tác động rất lớn đối với sự chuyển động cực”, Landerer cho biết. Do dải băng này vẫn tiếp tục tan trong tương lai, nên hậu quả chuyển động cực của trái đất chủ yếu sẽ bị chi phối bởi Greenland."

Hồng Chuyên (theo Discovery)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đại dương ấm lên làm thay đổi cực trái đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI