»

Thứ bảy, 23/11/2024, 21:35:47 PM (GMT+7)

Bão thổi vào ĐBSCL có chiều hướng gia tăng

(00:16:16 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Theo số liệu điều tra, bão thổi vào Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có chiều hướng gia tăng. Trước đây cứ 100 cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam thì chỉ có 0,75 % thổi vào ĐBSCL trong 30 năm gần đây con số đó đã lên 2,85%.

Nhiệt độ trung bình có thể tăng

 

ĐBSCL phải đối mặt trực diện trong tương lai là vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) có nguyên nhân từ việc gia tăng phát thải khí Cacbonic (CO2) của loài người.

 

Theo Ts.Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn&Môi trường, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm đã tăng 0,5oC và theo dự báo nhiệt độ trung bình của Nam Bộ có thể tăng 2oC vào năm 2100.

 

Còn theo dự báo của Đại học Chulalongkorn, Thái lan, vào cuối thế kỷ, số ngày có nhiệt độ cao nhất lớn hơn 35oC thể tăng lên 240ngày/năm, thay vì hiện nay khoảng 100 ngày/năm.

 

Nhiệt độ tăng làm môi trường thay đổi nhiều mặt dẫn đến sự gia tăng một số bệnh có nguyên nhân từ môi trường không thuận lợi như sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh ngoài da, bệnh đường ruột, đặc biệt đầu năm nay, trong điều kiện nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm, một số bệnh như tay-chân-miệng, bệnh viêm phổi do virus lạ xuất hiện và gia tăng; bệnh không chỉ xuất hiện trên người mà còn trên các vật nuôi.

 

Trong khi đó, bão thổi vào ĐBSCL có chiều hướng gia tăng, trước đây cứ 100 cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam thì chỉ có 0,75 % thổi vào ĐBSCL trong 30 năm gần đây con số đó đã lên 2,85%.

 

Thời gian gần đây, lượng mưa/năm có thay đổi bất thường, lượng mưa/năm tại Cần Thơ trong 10 năm có khuynh hướng giảm 200mm nhất là mùa khô kéo dài, làm cho hạn hán gia tăng.

 

Ngược lại, lượng mưa nhiều hơn vào mùa mưa, lũ lớn đặc biệt sẽ xảy ra ở ĐBSCL. Hạn hán do BĐKH kết hợp với thiếu nước từ thượng nguồn làm cho tình hình xâm nhập mặn thêm trầm trọng.

 

Ngập lụt sâu hơn ở khu vực trung tâm ĐBSCL và trong trường hợp tồi tệ có thể là ngập nước mặn. Tại Cần Thơ, trong thời gian từ 1975-2009, mực nước cao nhất  gia tăng gần 50cm, do nước biển dâng kết hợp thuỷ triều cao và gặp mưa lớn.

 

Theo mô hình dự báo của Bộ Tài nguyên&Môi trường, nước biển có thể dâng lên 1m vào cuối thế kỷ 21. Ngoài việc nước biển dâng, độ ngập nước của khu vực ĐBSCL còn có sự kết hợp của: năng lượng gió Đông Bắc và lực Co-ri-o-lic từ xích đạo làm mực nước Biển Đông dâng lên thêm vào là đỉnh lũ của sông Mê kông và lượng mưa nhiều tại chỗ với các yếu tố trên nhóm nghiên cứu của ĐH Chulalongkorn xác định khi nước biển dâng 1 m thì nước của ĐBSCL có thể ngập thêm 2 m.

 

Ngập sâu gây cản trở giao thông, hạn chế sinh hoạt của cộng đồng và làm gia tăng ô nhiễm môi trường, làm tăng số lượng bệnh do môi trường xuống cấp. Đặc biệt với mức nước ngập 2m như dự báo thì toàn bộ diện tích đất của ĐBSCL bị ngập sâu, chỉ có rất ít người có thể định cư tại chỗ và có thu nhập từ các nghề của sông nước.

 

Thiếu nước

 

Thiếu nước trong mùa khô sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của ĐBSCL. Với hơn 1,5 triệu ha lúa đông xuân, chưa kể nhu cầu nước cho các cây trồng khác và sinh hoạt, nhu cầu nước cho lúa đã hơn 1500m3/giây cho ba tháng vụ mùa.

 

Cùng thời gian này, là lúc nước sông Mê kông đổ về ĐBSCL ít nhất trong năm, lúc thấp nhất chỉ còn 1600m3/giây. Điều này gây nhiều trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, sinh hoạt và thậm chí làm thay đổi cả sinh thái ở một số địa phương trong vùng ĐBSCL, do xâm nhập mặn gia tăng.

 

Ngoài ra, xâm nhập mặn mùa khô có khuynh hướng gia tăng. Mùa khô 2004, theo hướng từ biển Đông, độ mặn 1‰ trên sông Hậu còn cách Cần Thơ 12 km. Năm 2009, theo hướng biển Tây độ mặn lớn hơn 4 ‰ đã vào đến huyện Vĩnh Thạnh khu vực giáp với tỉnh An Giang. Năm nay, 2010 độ mặn 1‰, trên sông Hậu cách Cần Thơ khoảng 8 km, và trên rạch Cái sắn mặn tiếp tục vào huyện Vĩnh Thạnh.

 

Sạt lở bờ sông gây ảnh hưởng ngày càng nặng nề cho đời sống nhân dân, các năm trước đã xảy ra sạt lở bờ tại nhiều điểm ở ĐBSCL, đầu năm 2010 đã xuất hiện sạt lở bờ nặng nề trên đường nối huyện Phong Điền-và Quận Cái răng của thành phố Cần Thơ và đoạn quốc lộ 91 thuộc tỉnh An Giang.

 

Với dân số của ĐBSCL trên 17.300.000 người, giá trị tổng GDP hơn 310.000 tỉ đồng và khoảng 930.000ha nuôi thủy sản, hàng ngày có 1,7 triệu m3 nước thải sinh hoạt, khoảng 150.000 m3 nước thải công nghiệp chế biến và gần 400 tấn chất thải nuôi thủy sản, mà đa số không được xử lý triệt để trước khi đổ vào môi trường nước.

Kỷ Quang Vinh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bão thổi vào ĐBSCL có chiều hướng gia tăng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI